Dấu hiệu cảnh báo bạn có thể sắp bị đột quỵ, lưu ý để phát hiện sớm kẻo 'ân hận mấy cũng muộn'
Đột quỵ là vấn đề sức khỏe hết sức nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao thứ 3 thế giới sau căn bệnh ung thư và các bệnh lý về tim mạch.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm / Những dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều thịt
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp tính (nhồi máu não cấp tính) là loại đột quỵ phổ biến nhất. Nó chiếm khoảng 69,6% đến 80,8% tổng số ca đột quỵ, phổ biến hơn ở người trung niên, người cao tuổi từ 45 – 70 tuổi. Nhồi máu não xảy ra sẽ gây những tổn thương không hồi phục cho não, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Ảnh minh họa.
Nhồi máu não là loại đột quỵ xảy ra do thiếu sự cung cấp máu lên não, khác với xuất huyết não bắt nguồn từ tình trạng chảy máu não
Nhồi máu não chiếm từ 70-80% các trường hợp đột quỵ nhưng có thể chữa khỏi trong khi bệnh nhân bị xuất huyết não dễ tử vong hoặc tàn phế.
Đột quỵ nhồi máu não là quá trình mà động mạch não bị hẹp hoặc tắc khiến lưu lượng tuần hoàn tại vùng não do động mạch đó phân bố giảm trầm trọng gây hoại tử, chức năng vùng não đó bị rối loạn và biểu hiện các triệu chứng về thần kinh tương ứng với vùng não bị tổn thương.
Bệnh nhân nhồi máu não có tỷ lệ tử vong khoảng 15-20% và có thể chữa khỏi nếu đến viện sớm trong những giờ đầu kể từ khi có dấu hiệu đột quỵ. Bệnh nhân nhồi máu não đến viện sớm trong thời gian “vàng” sẽ có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc tiêu sợi huyết và can thiệp nội mạch.
Triệu chứng của nhồi máu não
Trường hợp điển hình, các triệu chứng xuất hiện đột ngột, tiến triển chỉ trong vài giờ đến vài ngày. Trên lý thuyết, các triệu chứng thần kinh khu trú tương ứng với khu vực tưới máu của động mạch bị tổn thương. Tuy nhiên, trên thực tế, do các động mạch thông nối với nhau nên có sự cấp máu bù bởi các động mạch còn nguyên, làm các triệu chứng xuất hiện không rõ ràng.
Tùy vào vị trí tổn thương mà triệu chứng bệnh cũng khác nhau:
Tổn thương trong bán cầu đại não: Có 50 % các trường hợp nhồi máu não bị tổn thương tại đại não. Tổn thương tại đây có thể gây ra liệt đối bên, khởi đầu là liệt mềm, dần diễn tiến đến liệt cứng; giảm cảm giác đối bên; giảm thị lực cùng bên và nói khó.
Tổn thương thân não: Chiếm 25 % trường hợp bệnh. Trong trường hợp này, triệu chứng xuất hiện đa dạng, có thể gây liệt tứ chi, rối loạn thị giác và hội chứng khóa trong (tỉnh, hiểu người khác nói nhưng do liệt nên không làm gì được).
Tổn thương khiếm khuyết: Chiếm 25 % trường hợp bệnh. Người bệnh vẫn còn ý thức, các triệu chứng có thể chỉ liên quan tới vận động hoặc cảm giác hoặc cả hai.
Các triệu chứng lâm sàng của nhồi máu não xảy ra đột ngột thường vào lúc đang ngủ. Trong số đó, triệu chứng điển hình nhất là đau đầu, nôn, buồn nôn và liệt nửa người. Bệnh nhân có các biểu hiện nhẹ thoáng qua như: tê tay, chân, nửa người đến đột ngột xuất hiện các triệu chứng thần kinh khu trú như liệt tay, chân, nửa người, thậm chí hôn mê.
Dấu hiệu của nhồi máu não
Hãy kiểm tra nếu nghi ngờ ai đó bị nhồi máu não bằng kiểm tra FAST (nhanh):
Face (mặt): Nếu yêu cầu bệnh nhân cười hoặc nhe răng, một bên mặt không thể cử động được.
Arm (tay): Khi yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay lên, cánh tay một bên sẽ có biểu hiện yếu hơn bên còn lại.
Speech (lời nói): Người bệnh khó nói, dùng từ không thích hợp hoặc câm lặng.
Time (thời gian): Nếu kiểm tra thấy nghi ngờ bệnh nhân có các biểu hiện của nhồi máu não thì nên gọi cấp cứu 115 ngay và ghi nhớ thời gian triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Nên nhớ thời gian là yếu tố quan trọng quyết định đến sự an toàn của người bệnh.
Ngoài ra, có thể nhận biết thêm các dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần sau đây:
Cơ thể mệt mỏi
Một trong những dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần không thể bỏ qua chính là cơ thể có cảm giác mệt mỏi. Mệt mỏi là triệu chứng của nhiều rủi ro sức khỏe khác nhau. Nhưng khi sắp bị đột quỵ, cơ thể có dấu hiệu thay đổi, các cơn mệt mỏi thường xuyên xuất hiện mà không rõ nguyên nhân.
Điều đáng chú ý là dù đã cố gắng nghỉ ngơi nhưng triệu chứng mệt mỏi vẫn không mất đi, thậm chí tim còn phải làm việc vất vả hơn. Nếu triệu chứng này không mất đi mà tăng dần lên khi đi lại hoặc vận động mạnh, chúng ta không nên chủ quan vì đấy rất có thể là dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần.
Đau thắt tức ngực
Đau thắt tức ngực là triệu chứng thường gặp, cảnh báo đột quỵ trước 1 tuần. Theo các thống kê, dấu hiệu này chiếm tới 70% các trường hợp bị đột quỵ. Theo đó, bệnh nhân cảm thấy đau tức như bị vật gì đè nặng ở ngực, ở một số trường hợp khác thì có cảm giác nóng rát, đau nhức khó chịu như bị cấu xé.
Các cơn đau thắt tức ngực này có thể xuất hiện ở mọi thời điểm ngay cả khi người bệnh đã dành thời gian để nghỉ ngơi. Vì thế, ngay khi có triệu chứng này, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Chân tay phù nề, luôn cảm thấy thiếu ngủ
Nếu như luôn cảm thấy buồn ngủ mặc dù thời gian ngủ rất nhiều thì cần phải cảnh giác vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo của chứng đột quỵ nguy hiểm. Nguyên nhân là vì khi sắp đột quỵ, cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược, khó tránh khỏi cảm giác buồn ngủ, thiếu ngủ.
Hơn nữa, tình trạng thiếu ngủ còn do tim gặp phải những khó khăn khi phải hoạt động bơm máu đi nuôi các bộ phận khác trong cơ thể. Ngoài ra, một số tĩnh mạch ở mắt cá chân, bàn chân thiếu máu bị sưng lên, dẫn đến phình giãn tĩnh mạch, khiến chân tay phù nề. Lúc này, nhiều khả năng chứng đột quỵ đã tới gần. Vì thế, người bệnh cần đi khám ngay lập tức trước khi quá muộn.
Đầu óc choáng váng, quay cuồng
Một trong những triệu chứng thường gặp khi sắp đột quỵ chính là đầu óc bị choáng váng, quay cuồng.
Theo đó, bệnh nhân thường có cảm giác chóng mặt hoa mắt. Nguyên nhân là vì lúc này tim yếu đi khiến hệ thống tuần hoàn gặp rất nhiều khó khăn khi phải lưu thông máu đi khắp cơ thể. Do đó, dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần là cảm giác hoa mắt chóng mặt, choáng váng đầu óc.
Khó thở, hơi thở không đều
Triệu chứng khó thở hoặc thở đứt quãng, hơi thở không đều là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đã bắt đầu có những thay đổi lớn, rất có thể cơn đột quỵ sắp xảy ra. Thông thường, tim và phổi phối hợp nhịp nhàng co bóp đều đặn nhưng khi tim đang yếu dần, tình trạng khó thở xảy ra, phổi không nhận đủ oxy, gây khó thở cho người bệnh.
Dễ bị đau ốm, cảm lạnh
Cơ thể dễ bị cảm lạnh hay đau ốm tưởng chừng là dấu hiệu rất bình thường nhưng người bệnh cần hết sức cảnh giác bởi đây cũng có thể là dấu hiệu sớm của đột quỵ.
Cảm lạnh đôi khi là triệu chứng thông thường, chỉ cần nghỉ ngơi là sức khỏe ổn định nhưng đôi khi nó lại là dấu hiệu của đột quỵ trước 1 tuần. Khi là dấu hiệu sớm của đột quỵ, cơ thể bị cảm lạnh là do lúc này tim yếu đi dẫn đến máu rò rỉ vào phổi. Nếu người bệnh thấy trong cơn ho có kèm đờm màu hồng nhạt thì khả năng cao máu đã tràn vào phổi cực kỳ nguy hại cho sức khỏe.
Những đối tượng cần lưu ý phòng tránh đột quỵ
Đối với người chưa bị đột quỵ mà mang yếu tố nguy cơ cao như kể trên thì điều trị phòng ngừa là phương pháp hiệu quả nhất. Khi người bệnh tuân thủ điều trị, cai thuốc lá (nếu có), kiểm soát bệnh nền tim mạch, tăng huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường tốt, nguy cơ sẽ giảm theo.
Người đã từng đột quỵ, phải tìm ra nguyên nhân để điều trị tận gốc. Sau khi thoát khỏi nguy cơ tử vong, cần uống thuốc phòng ngừa tái phát và tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
Đối với người lớn tuổi, người có nguy cơ đột quỵ nên ăn ít muối, ít dầu mỡ, ít đường như bệnh nhân tim mạch. Chú ý theo dõi dấu hiệu của cơ thể. Bất cứ khi nào cảm thấy: chóng mặt, hoa mắt, tê yếu nửa người, khó điều khiển tay chân, miệng méo, cơ mặt xệ, nói khó khăn... dù chỉ thoáng qua và biến mất, nên nghĩ ngay đến đột quỵ và tới bệnh viện can thiệp kịp thời.
Những người trẻ tuổi cũng là 'đối tượng' đột quỵ có thể nhắm đến do lối sống thiếu khoa học với thức ăn nhanh, bia rượu, thuốc lá, làm việc quá sức, thức quá khuya, lười vận động... là con đường dễ dẫn đến đột quỵ.
Những việc cần làm khi có dấu hiệu đột quỵ
Sau khi nghi ngờ bản thân có dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần, người bệnh cần thực hiện các việc làm dưới đây.
Bình tĩnh và tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh
Đây là điều đầu tiên người bệnh cần lưu ý. Ngay khi có các dấu hiệu của đột quỵ, cần tới gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt để tránh để lại những di chứng nặng nề, thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu chủ quan.
Tiến hành cấp cứu và sơ cứu kịp thời
Theo các thống kê, tổng số ca tai biến chiếm 85% nguyên nhân đột quỵ là do các thiếu máu não cục bộ, còn 15% còn lại đột quỵ là do xuất huyết não.
Thông thường, các biểu hiện trước đột quỵ không đau, thậm chí diễn ra nhanh chóng khiến người bệnh chủ quan và không hề biết rằng một cơn đột quỵ sắp xảy ra. Các triệu chứng chỉ rõ rệt khi bệnh nhân đã vỡ mạch máu não. Vì thế, điều quan trọng là cần trang bị kiến thức sơ cứu đột quỵ kịp thời tăng khả năng chữa bệnh hiệu quả và giúp giảm biến chứng của bệnh để lại.
3 loại gia vị trong bếp là 'thủ phạm' góp phần gây đột quỵ
Dầu, muối, đường là 3 gia vị chính trong bữa ăn hằng ngày. Bổ sung chúng một cách vừa đủ giúp tăng hương vị thơm ngon cho món ăn. Đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người. Nhưng điều gì cũng cần có chừng mực. Nếu chúng ta bổ sung quá nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và nhồi máu não.
Ăn quá nhiều dầu
Người trẻ thường thích ăn đồ chiên rán, người trung niên thích đồ nhiều dầu mỡ như các món xào và kho. Đây là thói quen xấu, gây hại cho cơ thể.
Ông Lu Yongnan – Phó trưởng khoa Tim mạch (bệnh viện Nhân dân thuộc Đại học Vũ Hán) cho biết, chế độ ăn nhiều chất béo có thể gây khó tiêu, béo phì. Đồng thời, nó khiến máu trong cơ thể tăng hàm lượng chất béo. Lâu ngày sẽ lắng đọng và hình thành các mảng xơ mỡ trên thành mạch máu, thúc đẩy nhồi máu não xảy ra.
Ăn quá nhiều đường
Sau khi cơ thể con người tiêu thụ một lượng đường lớn có thể bị gan nhiễm mỡ. Lúc này, gan sẽ thải ra một lượng lớn lipid trong máu, dẫn đến tình trạng mỡ máu tăng cao. Rối loạn lipid máu là yếu tố gây nên nhồi máu não, sẽ làm nặng thêm tình trạng xơ cứng động mạch.
Chính vì thế bạn cần chú trọng cân bằng lượng đường tiếp nạp hằng ngày. Không nên ăn nhiều bánh ngọt, trà sữa, nước giải khát… Những người nghiện đồ ngọt nên giảm bớt lượng đường tiêu thụ.
Ăn quá nhiều muối
Ăn quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. Thói quen ăn uống này nếu không điều chỉnh kịp thời có thể gây tắc nghẽn máu não, lâu ngày sẽ dẫn đến nhồi máu não. Đặc biệt, một số người rất thích ăn các loại rau dưa muối, món ăn này không chỉ dễ gây ung thư mà còn có thể dẫn đến nhồi máu não.
Ngoài việc giảm lượng tiêu thụ 3 loại gia vị trên trong bữa cơm, bạn cũng nên chú ý không uống rượu. Rượu có thể kích thích tổn thương mô nội thành mạch máu, dẫn đến thành mạch máu không đồng đều, máu lưu thông kém. Hơn nữa, nếu huyết áp tăng cao, hưng phấn quá mức trong khi uống rượu cũng có thể gây nhồi máu não cấp tính.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Cột tin quảng cáo