Dấu hiệu "cảnh báo" nồi nước lẩu chứa toàn hóa chất độc hại, chớ "tiếc của" mà cố ăn vào
Uống 1 ly nước muối loãng đúng "giờ vàng" này giúp phòng bệnh hiệu quả / Dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch suy giảm, bạn không nên bỏ qua
Các chuyên gia ẩm thực đã chia sẻ những dấu hiệu rõ nhất giúp nhận biết nồi lẩu bạn ăn có pha 'tẩm' hóa chất hay không:
Nhìn màu sắc
Ảnh minh họa
Dù cho bao nhiêu ớt hay cà chua thì màu sắc nồi nước lẩu truyền thống cũng không thể bắt mắt như các nồi nước dùng như ở nhà hàng mà vẫn trong như nước hầm xương và có các váng mỡ màu nổi lên trên bề mặt. Chính vì vậy, nếu khi sử dụng lẩu tại các cửa hàng mà nước có màu đỏ hồng hay hơi vàng cam thì chắc chắn rằng bạn đã được dùng loại nước pha từ hóa chất và phụ gia.
Mùi vị
Nồi nước lẩu có vị thơm ngào ngạt chắc chắn đã được pha thêm hóa chất tạo mùi. Thông thường, nước lẩu được ninh từ thịt và xương sẽ có mùi thơm thanh nhẹ mà chỉ khi ninh lâu hoặc trong khi thưởng thức mới có thể cảm nhận được hương vị này.
Nếm thử
Nếu bạn vẫn chưa thể xác định được màu sắc và mùi vị của nước lẩu hóa chất, bạn nên nếm thử một chút nước dùng.
Nước lẩu thông thường sẽ có vị thơm, ngọt thanh đạm của nước hầm xương và rau củ. Nếu cay cũng là vị cay dễ chịu, cay mượt chứ không kích thích như các loại sa tế hóa học.
Nếu nước lẩu màu hồng nhạt, cay xè kích thích và có vị ngọt đậm thì chắc chắn đó là sản phẩm của công nghệ gia vị tạo ngọt tạo cay và màu hóa học.
Chú ý rằng trước khi thử nước lẩu, bạn không nên uống rượu hay ăn các món khai vị, nó có thể làm vị giác của bạn bị ảnh hưởng.
Để bảo vệ tốt cho sức khỏe, những gia vị tự nhiên như ớt hay rau củ tươi, nước ninh xương là sự lựa chọn tuyệt vời để có được nồi lẩu thơm ngon an toàn cho sức khỏe.
Lưu ý khi ăn lẩu để bảo đảm sức khỏe
Nên có nhiều rau xanh
Món lẩu thông thường có rất nhiều thịt mỡ. Nếu ăn cùng với nhiều loại rau xanh, không những có thể "tiêu trừ" dầu mỡ, bổ sung vitamin cho cơ thể mà còn có tác dụng điều hòa, trừ nóng và giải độc.
Thực phẩm phải được nấu chín
Ăn lẩu thường hay ăn các loại thịt sống, cá sống, rau sống. Trong quá trình ăn uống dễ bị vi sinh vật gây bệnh và nhiễm trứng ký sinh trùng. Do đó, để ăn các món lẩu cần phải được nấu sôi trong khi ăn để đạt được hiệu quả khử trùng.
Đồng thời khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu, bởi khi đó, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hóa, bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc