Dấu hiệu mẹ bầu chuyển dạ chuẩn bị sinh
Định kỳ khám thai quan trọng mẹ bầu không được bỏ qua / Thực phẩm không tốt cho thai nhi mẹ bầu cần tránh
Chuyển dạ là gì ?
Bụng bầu tụt xuống là dấu hiệu mẹ chuẩn bị sinh. Nguồn ảnh: Internet
Chuyển dạ là một quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể của người phụ nữ mang thai làm cho thai và các phần phụ của thai được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo.
Chuyển dạ sinh đủ tháng khi người phụ nữ có dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 đến tuần 42 ( trung bình là 40 tuần ), lúc này thai nhi đã trưởng thành và có khả năng phát triển độc lập ở môi trường ngoài tử cung.
Chuyển dạ sinh non tháng khi tuổi thai nhi từ 22 đến 37 tuần, lúc này thai nhi vẫn có thể sống được.
Chuyển dạ sinh già tháng khi tuổi thai lớn hơn 42 tuần.
Khi bước vào tuần thứ 32 của thai kỳ, thai nhi sẽ có bước phát triển vượt trội và dẫn đến những thay đổi về mọi mặt trong cơ thể mẹ. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem khi thai 32 tuần chúng ta cần lưu ý những gì qua bài trắc nghiệm sau đây nhé.
Dấu hiệu bà bầu chuyển dạ
Có dịch tiết màu đỏ trên quần lót
Thông thường vào ngày trước khi sinh, nếu phát hiện có một số chất dính màu đỏ nhạt trên quần lót, bà bầu cần khẩn trương tới bệnh viện kịp thời để chuẩn bị cho việc chuyển dạ. Đây là một tín hiệu đáng tin cậy trong quá trình sắp chuyển dạ.
Vỡ ối
Vỡ ối cũng là một tín hiệu quan trọng trước khi sinh. Nếu có hiện tượng chảy dịch không kiểm soát được, không màu, không mùi, không phải do tiểu són thì bà bầu cần khẩn trương tới bệnh viện ngay.
Sa bụng, bụng bầu tụt xuống
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi sẽ dịch chuyển dần vào khu vực khung xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Hiện tượng này có thể xảy ra trước một vài tuần hoặc vài giờ trước khi bạn chuyển dạ thực sự. Đây cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh con so (con đầu) dễ nhận thấy nhất. Song nếu đây không phải là lần sinh nở đầu tiên, dấu hiệu chuyển dạ này có thể bị bỏ qua nếu bạn không thường chú ý đến hình dạng hay vị trí bụng bầu của mình.
Khi dấu hiệu này xuất hiện, bạn có thể sẽ cảm thấy dễ thở hơn vì thai nhi không còn chèn ép phổi. Thế nhưng, thai nhi tụt xuống khung chậu sẽ gây áp lực lên cổ tử cung và đè lên bàng quang, khiến bạn muốn đi tiểu nhiều hơn.
Các cơn co thắt chuyển dạ (cơn gò tử cung)
Trong thai kỳ, các cơn co thắt tử cung đôi khi vẫn xuất hiện nhưng không đều và xuất hiện thưa thớt. Đây gọi là co thắt sinh lý Braxton Hicks hay dấu hiệu sắp sinh giả.
Trong khi đó, các cơn co thắt là dấu hiệu đẻ con thật sự sẽ mạnh, đau khiến bạn khó chịu và không giảm dù bạn đã thay đổi tư thế. Tần suất các cơn co diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 7 phút sẽ có một cơn co kéo dài từ 30 giây đến 1 phút. Vì vậy, sẽ không quá khó để bạn có thể phân biệt giữa co thắt sinh lý với co thắt chuyển dạ.
Tần suất các cơn gò tử cung diễn ra mạnh và liên tục có thể khiến bạn run rẩy dù không cảm thấy lạnh. Điều này có thể xảy ra trong hoặc sau khi sinh, nhưng đừng lo lắng. Hiện tượng run rẩy là cách tự nhiên của cơ thể để giảm căng thẳng. Để giảm tình trạng này, bạn có thể tắm nước ấm hoặc nhờ người nhà xoa bóp.
Đi tiểu thường xuyên
Dấu hiệu buồn tiểu hầu như xuất hiện ở những tuần đầu của thai kỳ, do thai nhi mới xuất hiện ở trong bụng gây kích thích bàng quang. Nếu trong những ngày cuối của thai kỳ, mẹ bầu đi tiểu thường xuyên thì đây cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh. Nguyên nhân là do thai nhi đã tụt sâu xuống phía dưới khung chậu và chèn ép lên bàng quang.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
“Trong nhà có ba linh vật, gia đình thịnh vượng”, gia đình bạn có bao nhiêu linh vật trong ba vật này?
8 tuyệt chiêu làm sạch đồ dùng thủy tinh, pha lê, hiệu quả ngay từ lần đầu
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào