Đời sống

Điểm danh 5 dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đường, phải dừng lại trước khi quá muộn

Tiêu thụ nhiều đường có thể gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe. Những hiện tượng này có thể xảy ra khi bạn ăn quá nhiều đường.

Không cần bóc vỏ, bạn có thể lấy đường chỉ đen trên lưng tôm siêu nhanh với mẹo đơn giản này / 9 'siêu thực phẩm' giúp đánh bật ung thư, tiểu đường

Tăng cân

Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhất thấy nhất của việc ăn quá nhiều đường. Đồ ăn vặt, kẹo, nước ngọt có gas... là nguyên nhân phổ biến gây tăng cân. Lượng đường trong các sản phẩm này đều rất lớn và tác động tới việc tăng sản xuất insulin lưu trữ chất béo dư thừa trong bụng.

Sâu răng

Đồ ăn ngọt có thể thúc đẩy việc hình thành sâu răng. Trên thực tế, đường không làm cho răng bị sâu mà các mảng bám thức ăn còn dính lại trên răng nếu không được tiêu hóa hoặclàm sạch sẽ tạo điều kiện cho mảng bám trên răng xuất hiện. Nó xói mòn bề mặt cứng của răng và tạo ra các lỗ nhỏ.

Các thực phẩm chứa đường khác như kẹo, bánh ngọt... có thể mặc kẹt giữa các răng và đẩy nhanh quá trình làm hỏng răng.

6-dau-hieu-an-nhieu-duong-01
Dung nạp lượng đường hợp lý giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

Nổi mụn

Thực phẩm chứa nhiều đường làm tăng mức insulin trong cơ thể và bắt đầu quá trình liên kết đường với các phân tử protein. Khi glucose xâm nhập vào máu, nó sẽ gây ra một loạt các quá trình sinh lý phức tạp. Kết quả cuối cùng là gây ra viêm da và các vấn đề về da. Việc tăng insulin có thể làm tuyến dầu trong da hoạt động quá mức và kích hoạt quá trình viêm.

Điều này có nghĩa là chế độ ăn nhiều đường có liên quan đến việc gia tăng mụn trứng cá. Nếu làn da trở nên xấu đi, bạn hãy thử cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn của mình để giúp cải thiện tình trạng.

Cảm cúm thường xuyên

Ăn quá nhiều đường sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của bạch cầu, từ đó tác động đến hệ miễn dịch. Khi khả năng miễn dịch suy giảm, bạn sẽ bị cảm cúm liên tục. Đó là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang tiêu thụ quá nhiều đường.

 

6-dau-hieu-an-nhieu-duong-02

Thèm ăn đồ ngọt

Đường cũng tạo ra cảm giác gây nghiện. Sau khi ăn, đường kích thích cơ thể giải phóng dopamine và làm bạn thấy vui hơn. Tuy nhiên, khi đường được đào thải ra ngoài bạn sẽ lập tức thấy mệt mỏi và muốn ăn thêm. Quá trình này lặp đi lặp lại khiến bạn càng ngày càng ăn nhiều đường hơn. Nếu đang trải qua cảm giác thèm đồ ngọt thường xuyên thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường.

Ăn bao nhiêu đường là đủ?

Theo tháp dinh dưỡng, một người không nên ăn quá 500 gram đường/tháng. Nếu chia đều thì mỗi ngày không nên ăn quá 20 gram. Tuy nhiên, không nhất thiết ngày nào cũng phải chia đều như vậy. Có ngày ăn nhiều hơn, có ngày ăn ít hơn nhưng nên đảm bảo điều chỉnh lượng đường đưa vào cơ thể ở mức phù hợp, không ăn quá nhiều.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm