Đời sống

Điều hòa bật 16 độ vẫn không mát: Chỉ cần điều chỉnh nút này mát "lịm tim" chẳng lo tốn kém

Khi điều hòa nhà bạn bật 16 độ vẫn không mát, hãy điều chỉnh nút này sẽ tận hưởng khí mát "lịm tim" mà chẳng lo tốn kém.

Cục nóng điều hòa lắp cao hay thấp hơn dàn lạnh mới đúng: Lắp sai vừa kém mát lại giảm tuổi thọ máy / Thịt lấy từ ngăn đá đông cứng như đá, thêm thứ này chỉ 5 phút thịt mềm ngon như lúc mới mua

Ngày hè oi bức chỉ có điều hoà mới có thể giúp con người sảng khoái. Khi điều hòa nhà bạn bật 16 độ vẫn không mát, hãy điều chỉnh nút này sẽ tận hưởng khí mát "lịm tim" mà chẳng lo tốn kém. Dưới đây là một số nguyên nhân điều hòa không lạnh, chỉ có gió.

Đặt nhầm chế độ

dieu-hoa (1)

Ảnh minh họa

Một số người sử dụng không để ý hoặc do sự nghịch ngợm của trẻ nhỏ, điều khiển điều hoà đã vô tình chỉnh điều hòa sang chế độ quạt gió (Fan) nên khiến cho thiết bị không làm lạnh, thay vào đó là hoạt động ở chế độ gió thổi.

Chính vì vậy, khi thấy điều hoà có gió thổi ra nhưng không hề mát, hãy xem lại điều khiển xem có đặt sai chế độ không. Nếu bị nhầm chế độ, bạn chỉ cần chuyển sang chế độ làm mát (Cool), căn phòng nhà bạn sẽ mát trở lại.

Điều hòa không được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ

Điều hòa không được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ thường hay gặp nhiều vấn đề trong quá trình sử dụng, trong đó có cả việc điều hòa không lạnh mà chỉ có gió thổi.

Thực tế, dàn lạnh là phần chính để trao đổi nhiệt giữa không khí bên trong căn phòng với môi chất lạnh. Nếu dàn lạnh bị bám nhiều bụi bẩn do không được vệ sinh, thì sẽ dẫn đến khả năng làm mát của điều hòa bị giảm và tạo cho bạn có cảm giác không mát lạnh như trước.

 

Bạn cũng nên giữ thói quen vệ sinh điều hòa theo tần suất sử dụng, nếu mở điều hòa 3 - 4 ngày/tuần thì khoảng 4 tháng vệ sinh 1 lần, hoặc chỉ thỉnh thoảng dùng điều hòa thì vệ sinh 6 - 9 tháng/lần cũng được. Khi vệ sinh điều hòa, bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Ngắt cầu dao điều hòa để đảm bảo an toàn về điện khi thao tác.

Bước 2: Tiến hành vệ sinh dàn lạnh bằng cách tháo lớp mặt nạ phía ngoài, rồi lấy lưới lọc bụi ra để vệ sinh riêng. Sau đó, bạn dùng vòi xịt nước (mức độ nhẹ) để vệ sinh một số bộ phận bên trong dàn lạnh.

Bước 3: Tiến hành vệ sinh dàn nóng bằng cách tháo lớp vỏ ngoài ở cục nóng, rồi dùng vòi xịt để vệ sinh cánh quạt và các góc bên trong. Tiếp theo, kiểm tra gas và bơm gas (nếu cần).

Bước 4: Lắp lại các bộ phận ở dàn nóng và dàn lạnh.

 

Bước 5: Khởi động điều hòa để kiểm tra tình trạng của máy.

Điều hòa thừa gas hoặc hết gas

may-lanh-bi-ro-gas-co-nguy-hiem-khong-nguyen-nhan-760x367

Khi điều hòa hết hoặc thừa gas đều ảnh hưởng đến khả năng làm mát trong căn phòng bạn. Thậm chí, vấn đề này còn khiến cho dàn nóng phát ra tiếng ồn khi điều hòa hoạt động, hoặc dàn lạnh thường hay bị tắt đột ngột khi bạn đang mở điều hòa.

Ngoài ra, vấn đề hết gas cũng có thể là do đường ống dẫn gas bị rò rỉ, làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát của điều hòa.

Cục nóng điều hòa không hoạt động hoặc chạy yếu

 

Khi cục nóng (dàn nóng) điều hòa không hoạt động hoặc chạy yếu thì đều ảnh hưởng đến khả năng làm mát của điều hòa nói chung. Nhiều nguyên nhân khiến cho cục nóng chạy yếu là do:

Hoạt động quá tải do bạn sử dụng điều hòa liên tục vào những ngày trời nắng nóng (từ 39 - 40 độ C) vào giờ cao điểm. Nguồn điện cấp vào điều hòa không ổn định, làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của máy nén và hiệu quả làm mát.

Điều hòa bị chảy nước

dieuhoanhonuoc

Tình trạng điều hòa không làm lạnh mà chỉ có gió cũng có thể là do thiết bị đang bị chảy nước nên làm giảm hiệu quả làm mát. Dù cánh quạt đảo gió liên tục nhưng vẫn không thể tạo ra luồng gió mát.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm