Đời người, có 2 việc nhất định phải tránh mới mong cuộc sống bình yên, thuận lợi: Bạn có biết đó là việc gì?
Người xưa răn dạy: 'Cây âm trước nhà giàu mấy cũng lụi, hưng mấy cũng tàn', cây âm là gì, nhà bạn có không? / Trong bữa cơm, tôi góp ý một câu ngờ đâu bị đuổi cút khỏi nhà vì tội "con dâu dạy đời bố chồng"
Việc phải tránh thứ nhất: Không buông xuống được
Sokrates - một triết gia người Hy Lạp cổ đại, từng gặp một người thất tình, nhìn dáng vẻ đau khổ bất kham của anh ta, ông liền khuyên nhủ anh ta.
Nhưng anh thanh niên thất tình không chịu tiếp thu, chỉ than ngắn thở dài mà than thở: "Nho đến tay rồi lại mất, sự mất mát và tiếc nuối này, ông đâu phải người trong cuộc đâu mà có thể hiểu được nỗi chua xót khổ sở cơ chứ?"
Sokrates vẫn tiếp tục nhẫn nại khuyên nhủ anh ta: "Mất rồi thì đúng là mất rồi, tại sao lại không tiếp tục đi tiếp chứ, nho tươi ngoài kia còn có rất nhiều cơ mà, anh nên cảm ơn người đã bỏ rơi anh, cũng nên chúc phúc cho cô ấy."
Anh thanh niên thất tình hoài nghi hỏi: "Cảm ơn cô ấy? Tại sao chứ?".
Sokrates đáp: "Bởi vì cô ấy đã cho anh cơ hội đi tìm niềm hạnh phúc mới cho mình?"
Điểm yếu nhất của con người, chính là nằm ở chỗ buông xuống không được, không buông được cuộc tình sớm đã kết thúc, không buông được người đã quyết tâm ra đi.
Khi bạn còn đang dằn vặt trong việc nên buông hay không buông, đồng nghĩa với việc bạn cũng mất đi hạnh phúc đáng trân trọng trước mắt trong vô thức.
Một cốc nước cầm lâu thì đau tay, một cái túi vác lâu thì đau vai, một người trong tim mang quá nhiều nỗi niềm, lâu dần cũng sẽ trở nên suy sụp.
Balzac từng nói: "Khi gặp những sóng gió của cuộc đời, chúng ta nên học hỏi những vị thuyền trưởng, trước những bão biển mưa gió thì phải vất bỏ những thứ nặng nề vô dụng để giảm đi trọng lượng của con tàu."
Con thuyền sinh mệnh không thể chịu được quá nhiều dày vò, không thể gánh vác quá nhiều dằn vặt. Khi những đau khổ của quá khứ xen lẫn cùng những phiền não của hiện tại, đối với bất cứ ai cũng đều sẽ là những giày vò trong tâm hồn, chỉ có hại mà không có lợi.
Cho nên, có những người, nên buông tay thì phải buông tay, có những chuyện, nên quên thì phải quên. Đừng để những người không đáng, những việc không nên nhớ chen vào cuộc sống của bản thân.
Khi có được, hãy học cách trân trọng, khi mất đi hãy học cách cảm ơn.
Điều đã qua, thì nên chầm chậm buông xuống, cái đã lỡ, nên học cách mở lòng.
Buông xuống những điều đã từng, tạm biệt quá khứ, không để những hồi ức trở thành trói buộc; đây không phải là mất đi, mà là một dạng giải thoát, là bỏ qua cho chính mình.
Hiểu được cách buông tay thì mới có thể đưa tay nắm lấy hiện tại, mới có thể có tinh thần trải nghiệm những điều thoải mái, vui vẻ tiếp theo.
Điều phải tránh thứ hai: Thất bại mà không tự đứng lên được
Từng đọc được một câu truyện như sau: Ngựa trắng và ngựa đen đều mong muốn trở thành con ngựa chạy nhanh nhất trên thảo nguyên. Mỗi khi có cuộc thi chạy đua, chúng đều ôm hi vọng, phấn chấn đi đăng ký tham gia, nhưng hết lần này đến lần khác đều thất bại.
Tự tin và tự tôn của Ngựa trắng bị đả kích nghiêm trọng, từ đó nó không dám tham gia bất kỳ cuộc thi chạy nào nữa. Còn Ngựa đen vẫn miệt mài luyện tập, cũng không từ bỏ bất cứ lần thi chạy nào, nhưng nó vẫn thi lần nào thua lần ấy.
Ảnh minh họa.
Ngựa trắng khó hiểu hỏi Ngựa đen: "Cậu thi chạy chẳng bao giờ đạt được thành tích tốt, chẳng lẽ cậu không sợ người khác cười nhạo sao?"
Ngựa đen chỉ thoải mái cười: "Tớ chẳng sợ thua, cũng chẳng sợ bị người khác cười chê. Tuy rằng thi đấu không đạt được thành tích cao, nhưng mỗi lần thi đấu tớ đều có được những kinh nghiệm quý báu, cũng được rèn luyện bản thân."
Đáp lại sự chăm chỉ cần cù của Ngựa đen. Cuối cùng, trong cuộc thi tuyển chọn thiên lí mã của thảo nguyên được tổ chức mỗi năm một lần, Ngựa đen đã giành được ngôi vị quán quân.
Đứng trên bục nhận giải, Ngựa đen nói: "Muốn thắng, thì nhất định không được sợ thua, đối thủ thực sự trong cuộc đua ấy chính là bản thân bạn!"
Đúng như thế, trong cuộc sống, điều kéo chùng bước chân người đi, không phải những ghập ghềnh phía trước con đường, mà chính là sự chùn chân, bỏ cuộc trong thâm tâm;
Khiến người ta sa sút tinh thần, không phải là sự đả kích của thất bại, mà chính là sự nản lòng thoái chí trong suy nghĩ.
Với những người bình thường như chúng ta, thành công không bao giờ đến một cách dễ dàng, trên con đường đó chắc chắn không thể tránh khỏi những thất bại. Điều quan trọng là, cần phải luôn giữ vững thái độ không sợ thua.
Có người nói rằng: "Chính nhờ có những khó khăn, thử thách, khả năng quan sát của chúng ta mới có thể trở nên sâu sắc hơn, một người vượt qua được khó khăn thử thách mà vẫn giữ được trái tim yêu thương, chứng minh anh ta là người giàu có trong tâm hồn, giàu có trong tinh thần, người như thế thất bại vẫn sẽ đứng lên được."
Cuộc sống chính là quá trình không ngừng trưởng thành từ trong những khó khăn.
Người có tầm nhìn xa, thì không sợ thất bại; người có nghị lực, thì không sợ thua. Bởi vì họ hiểu được rằng, một lần thành công không chắc rằng cả đời thành công, một lần thất bại cũng không nhất định cả đời thất bại.
Con người, không thể bởi vì sợ ngã mà không đi, chỉ cần đứng lên được, thì không cần sợ sẽ ngã xuống.
Thua vốn không đáng sợ, điều đáng sợ chính sau khi thua không tự đứng lên được.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Mỗi trận cãi vã với mẹ chồng, bà đều lăm lăm điện thoại – âm mưu đen tối khiến tôi bàng hoàng khi phát hiện ra sự thật!
Tại sao nhân viên trẻ đẹp sẵn lòng làm lễ tân ở khách sạn dù lương không cao?
Tin vui cho người hay rút tiền ở cây ATM, biết để Tết tránh mất thời gian xếp hàng rút tiền
Những “đốm đen” trên cải thảo không thể rửa sạch là gì? Nó có thể ăn được không?