Đời sống

Hấp cua ghẹ đừng dùng nước lã: Đổ thứ này vào nồi mà hấp, không bao giờ lo bị tanh

Nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao mình hấp cua ghẹ thịt kém ngọt thậm chí rụng càng, rụng chân, bị tanh ăn bở không ngon. Đầu bếp cho rằng, đó là do bạn sử dụng sai nước khi hấp cua ghẹ.

Điểm danh các món ngon nổi tiếng tiếng ở Quy Nhơn / Bí quyết làm những món ngon cho bữa cơm chiều thêm đặc sắc

Với cách hấp cua ghẹ này đảm bảo thịt cua ghẹ, ngọt lừ, không hề mất chất, mềm thơm, ăn rất đã miệng.

Empty
Ảnh minh họa.

Cua, ghẹ là một trong những loại hải sản được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon, ngọt thịt, đặc biệt bổ dưỡng. Đảm bảo những ai mê hải sản cũng đều thích món cua/ghẹ hấp, thích được ngồi nhâm nhi bóc vỏ cua chấm sốt pha mù tạt cay xè nhưng vô cùng đã miệng.

Ngay tại nhà bạn cũng có thể tự làm món cua hấp hoặc ghẹ hấp vừa ngon vừa tốt cho sức khoẻ này. Nhìn chung, hấp cua hay ghẹ đều có cách làm giống nhau.

Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao mình hấp cua, ghẹ thịt kém ngọt thậm chí rụng càng, rụng chân, bị tanh ăn bở không ngon. Đầu bếp cho rằng, đó là do bạn sử dụng sai nước khi hấp cua ghẹ.

Vậy nên sử dụng nước sôi hay nước lạnh để hấp cua ghẹ mới ngon, các bạn hãy tham khảo cách làm chi tiết dưới đây nhé:

Đầu tiên, bạn tiến hành ngâm nước muối cho cụa/ghẹ. Chà ghẹ nhiều lần với nước muối để khử trùng, giúp ghẹ hấp chín mềm và có vị tươi ngon hơn.

 

Empty

Sau đó dùng bàn chải đánh răng nhúng nước muối, chà sạch một số chỗ khuất của cua ghẹ. Phần dưới nắp tam giác của ghẹ là nơi ẩn chứa chất bẩn, phải vệ sinh sạch sẽ để tránh bệnh xâm nhập khi ăn vào.

Thứ hai, lấy đũa chọc trực tiếp vào mắt cua, ghẹ và lật nhẹ ra để cua xuất hiện trạng thái giả chết. Dù làm như vậy nhưng bạn yên tâm chất lượng thịt cua/ghẹ vẫn rất đảm bảo, giữ được vị tươi ngon.

Thứ ba, điểm mấu chốt nhất là sử dụng nước để hấp cua. Đầu bếp cho rằng nên sử dụng nước lạnh để hấp vì làm như vậy cua/ghẹ sẽ không bị mất chất dinh dưỡng và không sinh ra mùi tanh.

Nếu sử dụng nước nóng để hấp của (đun sôi nước rồi mới cho vào hấp), thì cua sẽ không được nóng đều, gây ra mùi tanh nặng. Nước cua cũng chảy mất ra ngoài. Thịt cua càng bị khô, bở mất ngon, dễ rụng càng.

Hấp cua bằng nước nóng tuy thời gian nhanh chín hơn nhưng lại hao hụt nhiều dinh dưỡng. Do đó, tốt nhất nên sử dụng nước lạnh để hấp cua nhé (cho cua ngay vào từ đầu rồi hấp). Đây là điều nhiều người ít biết nhất.

 

Thứ 4, một điều quan trọng nữa ghi hấp cua ghẹ mà bạn không để ý chính là vị trí đặt chúng. Thông thường nếu để ý bạn sẽ thấy hầu như mọi người đều có thói quen úp con cua xuống dưới xửng, mai cua, ghẹ hướng lên trên trong quá trình hấp. Nhưng thực tế điều này vô tình làm cho nước ngọt bên trong cua chảy ra mất.

Empty

Vậy khi hấp cua, cách xếp cua, ghẹ đúng là như thế nào?

Trước tiên, bạn thả ít sả, gừng vào trong nước hấp cua ghẹ cho thơm. Sau đó cho ít sả lên trên vỉ hấp rồi xếp cua lên vỉ tuy nhiên hãy ngửa bụng cua lên trên còn mai cua thì đặt bên dưới.

Việc ngửa bụng cua lên trên sẽ giúp cua chín đều và phần nước ngon sẽ được giữ lại trong cua mà không bị chảy mất. Phủ lên trên thêm ít sả, gừng cho thơm.

Đồng thời bạn cũng không được gỡ bỏ dây buộc cua vì chính dây này giúp cho con cua không cử động được nhiều, đỡ bị gãy chân và càng.

 

Sau khi cua, ghẹ chín bạn chỉ việc thưởng thức với bột canh chanh ớt pha mù tạt hoặc với nước chấm hải sản thôi! Với cách hấp cua như trên đảm bảo thịt cua ghẹ, ngọt lừ, không hề mất chất, mềm thơm, ăn rất đã miệng.

Chúc các bạn thành công!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm