Đời sống

Hiểu sai về thực phẩm hữu cơ

Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã cập nhật các quy định xung quanh nhóm sản phẩm hữu cơ (organic). Bản cập nhật này được đưa ra sau một số cáo buộc cho rằng nhiều người đã bán thực phẩm thông thường với nhãn “hữu cơ”.

Những lợi ích kỳ diệu của lá ổi với việc làm đẹp / Người Việt hay ăn mì chính: Chuyên gia chỉ cách dùng không sinh độc, an toàn cho sức khỏe cả gia đình

Quy định mới sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 20/3 tới đây. Quốc gia này sẽ bổ sung các điểm giám sát và chứng nhận trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Sau đó, các nhà sản xuất sẽ có một năm để đảm bảo tuân thủ những thay đổi này.

PGS.TS Cynthia Curl, chuyên gia về mối liên quan giữa nông nghiệp và sức khỏe con người tại Đại học Bang Boise, cho biết USDA đang nỗ lực cải thiện niềm tin của người tiêu dùng đối với nhãn được dán trên bao bì của các thực phẩm hữu cơ.
Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.


Hiện tại, thị trường có 2 loại nhãn hữu cơ gồm “100% hữu cơ” và “hữu cơ”. Các sản phẩm thuộc 2 nhóm này đều yêu cầu chứng nhận trước đó. Tuy nhiên, các sản phẩm được dán nhãn “hữu cơ” có thể chứa 5% vật liệu hữu cơ không được chứng nhận.

Ngoài ra, nếu sản phẩm có in dòng chữ “made with organic” sẽ chỉ chứa 70% thành phần là hữu cơ.

Các yêu cầu liên quan việc dán 2 loại nhãn này sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, USDA cam kết sẽ tăng cường giám sát và thực thi việc sản xuất, xử lý và bán các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới.

Trên thực tế, canh tác hữu cơ có thể làm giảm ô nhiễm môi trường và hỗ trợ sức khỏe của đất. Tuy nhiên, PGS Curl cho biết hiện chưa có đủ bằng chứng để xác định nhóm thực phẩm hữu cơ có tốt cho sức khỏe hơn hay không.

Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học châu Âu cũng không tìm thấy mối tương quan giữa chế độ ăn hữu cơ và việc giảm nguy cơ ung thư.

Hữu cơ thường được nhóm cùng với các từ thông dụng về sức khỏe khác như “tự nhiên” hoặc “không chứa gluten”. Dẫu vậy, không có thuật ngữ nào trong số này có thể khẳng định chúng “lành mạnh hơn”.

“Ngay từ đầu, hữu cơ không xuất phát từ nhu cầu sức khỏe của con người. Nguồn gốc của nông nghiệp hữu cơ là vấn đề sinh thái, môi trường”, PGS Curl nói.

 

Một số người cũng tìm mua các sản phẩm hữu cơ để hạn chế tiêu thụ thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, Cơ quan Bảo vệ Môi trường khẳng định các sản phẩm thông thường có thể có thuốc trừ sâu nhưng chỉ một lượng nhỏ dư lượng có thể tồn tại trong thực phẩm khi đến tay người tiêu dùng.

Điều đáng ngại hơn lại nằm ở nguy cơ phơi nhiễm cho những người nông dân và cộng đồng sống gần đó. Tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu có thể góp phần gây đau đầu, buồn nôn, dị tật bẩm sinh và ung thư.

PGS Curl cho biết: “Khoảng 10.000 nông dân ở Mỹ bị ngộ độc cấp tính do thuốc trừ sâu mỗi năm. Điều đó sẽ không xảy ra nếu chúng ta không sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp”

Do đó, chỉ mua sản phẩm hữu cơ sẽ không giải quyết được vấn đề. Các quy định loại bỏ thuốc trừ sâu độc hại mới là một giải pháp lâu dài và quan trọng hơn.

Vị chuyên gia cũng lưu ý việc mua sản phẩm hữu cơ để giảm tiếp xúc với thuốc trừ sâu là hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta không nên vì thế mà quá lo lắng và tránh ăn trái cây và các loại rau củ.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm