Khá "bảnh" lên bản tin Thời sự VTV: Hiểm họa "thần tượng" vô văn hóa trên MXH
Hòa Bình: Nơi rừng không mông quạnh, lão nông nuôi cá bằng cỏ, lá / Phú Yên: Thanh niên rủ nhau ra hồ nuôi cá chình, con nào cũng to bự
Tối 31/03, chương trình Thời sự 19h trên sóng VTV - Đài truyền hình Việt Nam đã dành khoảng hơn 2 phút để nói về trường hợp của Khá "bảnh" (Ngô Bá Khá) - hiện tượng mạng gây chú ý thời gian gần đây với quá khứ bất hảo, từng vào tù ra tội.
Khá "bảnh" - Hiểm họa "thần tượng" vô văn hóa trên MXH (Ảnh chụp màn hình VTV1)
Theo đó, Khá "bảnh" được mô tả là một đối tượng đã nhiều lần vi phạm pháp luật và bị xử lý như việc dừng xe, dàn hàng ngang chụp ảnh trên cao tốc khiến thanh niên này bị phạt 5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng. Gần đây thì Khá lên mạng chửi bậy, đốt xe, khoe khoang vô văn hóa.
Khá bảnh cùng nhóm bạn ngang nhiên dừng đỗ trên cao tốc để dàn hàng ngang chụp ảnh.
Hành vi nói trên khiến Khá bị phạt 5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 tháng.
BTV chương tình Thời sự mô tả đời sống của Khá "bảnh" là sự tổng hợp của bạo lực, văng tục chửi thề, khoe tiền khoe của. Đáng nói là những hành động có thể nói là "vô văn hóa " nói trên lại khó có thể bị xử lý. Chính vì vậy, rất cần sự lên án mạnh mẽ của dư luận, cũng như các hình thức xử lý của cơ quan chức năng, không để những hình ảnh vô văn hóa thế này lan truyền.
"Tôi nghĩ rằng nếu người ta cứ học theo, làm theo một cách vô thức thì đến một lúc nào đó nó sẽ biến thành lối sống thực của mình. Và khi đó, xã hội của chúng ta sẽ phải chịu hậu quả rất lớn của lối sống bản năng, hoang dã của những cá nhân thuộc một cộng đồng mạng nào đó, học theo những clip, những nội dung thiếu giá trị văn hóa, nhân văn.", PGS. TS. Phạm Mạnh Hà - Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ nỗi trăn trở về môi trường mạng với những hiện tượng thiếu văn hóa hiện nay.
Cũng trong khuôn khổ chương trình, chia sẻ quan điểm về sự việc này dưới góc nhìn Văn hóa, PGS. TS. Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia cho biết, trong lúc chưa thể ngăn chặn triệt để những hiện tượng mạng tiêu cực như trên thì điều cần làm là phê phán, phê phán mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, việc giáo dục, định hướng cũng cần quan tâm đặc biệt, "cần phân tích rõ ràng cho các em hiểu tại sao lại phải phê phán, tại sao những điều đó lại xấu, tại sao các em không nên theo các tấm gương đó một cách kỹ lưỡng, sâu sắc. Để từ đó, chúng ta có thể ngăn chặn đượng hiện tượng các em đua đòi theo những su thế mang tính tạm thời và ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình hình thành nhân cách của các em.", PGS. TS. Bùi Hoài Sơn nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được