Đời sống

Không phải bồn cầu, đây mới là nơi bẩn nhất trong nhà phải dọn thường xuyên kẻo ủ bệnh mà không biết

Những vị trí này thường ít được chú ý đến nhưng nó lại chính là "thánh địa của vi khuẩn" cần phải lau dọn thường xuyên.

5 nét tướng của người phụ nữ giỏi việc nước - đảm việc nhà, tài năng bản lĩnh ai lấy được là phước lớn / Lộ diện tướng mạo của người đàn ông giàu có, hết mực chung thủy với tình yêu

Hộp đựng bàn chải

Hộp đựng bàn chải thường được thiết kế có 1 đáy duy nhất, nhằm hướng đến sự tiện lợi khi cho bàn chải vào cũng như lấy bàn chải ra lúc cần sử dụng, một cách nhanh chóng, dễ dàng.

nhung noi ban nhat trong nha-phunutoday0

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, chính sự tiện lợi trên lại chứa nhiều mối nguy hại. Không chỉ là vi trùng từ bàn chải mang lại. Vì thực chất, răng miệng của mỗi người đều có rất nhiều vi khuẩn, mà bàn chải lại phục vụ cho việc lấy sạch các vi khuẩn từ răng miệng. Hộp đựng bàn chải chứa cùng lúc nhiều bàn chải khác nhau của các thành viên trong gia đình, nên chúng thực sự rất bẩn. Đó là chưa kể đến việc các vi khuẩn xung quanh theo không khí di cư vào và bám trụ lại.

Chậu rửa

Chậu rửa là bộ phận thường hay sử dụng của nhà tắm, phục vụ cho nhiều nhu cầu sinh hoạt như: rửa mặt, rửa tay, đánh răng, rửa các loại rau củ, trái cây... đều được thực hiện trên chậu. Chính vì nhiều công dụng và tiếp xúc với nhiều chất bẩn, vậy nên chậu rửa cũng chứa bên trong nó rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn.

Việc loại bỏ các chất bẩn trong quá trình rửa rau, củ, quả, thịt... bằng thao tác xả nước thôi là chưa đủ. Bên cạnh đó, khi bạn đánh răng, chải tóc các vi khuẩn cũng rơi trực tiếp xuống bồn rửa mỗi ngày tích tụ lại nhiều vi khuẩn cứng đầu.

Lời khuyên trong trường hợp này là bạn cần dùng bàn chải, kết hợp với vòi xịt và dung dịch tẩy rửa chà sạch, để đảm bảo vệ sinh cho đồ vật có nguy cơ chứa nhiều mầm bệnh này.

 

Thảm lót chân

Thảm lót chân gần cửa là một trong những khu vực được đánh giá bẩn nhất trong nhà. Vì sao? Gần 96% lòng bàn chân hội tụ vi khuẩn gây bệnh, mỗi lần lau chân vào thảm đi vào trong nhà đều sẽ mang theo mầm bệnh.

nhung noi ban nhat trong nha-phunutoday

Ảnh minh họa

Phương pháp khắc phục: khử trùng thảm lau chân ở gần cửa bằng chất khử trùng mỗi tuần, cố gắng để giày dép bên ngoài cửa, không đặt túi hoặc các sản phẩm tạp hóa trên thảm.

Chai lọ đựng gia vị

 

Nhiều người không rửa tay trước khi dùng giấm, nước tương, nước sốt cà chua và các loại gia vị khác, có thể gây nhiễm trùng chéo.

Phương pháp khắc phục: Lau bề mặt ngoài của chai gia vị thường xuyên, và cố gắng không để cho dòng chảy gia vị vào chai.

Thớt

Chiếc thớt trong căn bếp của bạn có nhiều vi khuẩn gấp 200 lần so với chiếc toilet. Nguyên nhân chính là từ thịt sống! Có những người không cẩn thận sẽ dùng duy nhất một chiếc thớt để thái cả đồ ăn sống lẫn đồ ăn chín. Việc đó là không nên.

Phương pháp khắc phục: Bạn hãy làm sạch chiếc thớt thường xuyên với những giải pháp khác thay vì xà phòng, để ở nơi khô ráo thoáng mát, và hãy mua chiếc mới khi chiếc cũ có dấu hiệu bị mốc, đen.

 

Vòi hoa sen

So với việc tắm bằng gáo hay xô, chậu như trước đây, tắm bằng vòi hoa sen không chỉ vừa tiện lợi, vừa tạo cảm giác thư giản mà chúng còn giúp bạn tiết kiệm một lượng nước đáng kể.

Trong thời buổi hiện nay, mỗi nhà đều có một vòi hoa sen trong phòng tắm và sử dụng chúng mỗi ngày. Các chị em phụ nữ thường ưa sạch sẽ, kỹ tính, lau chùi tất cả các đồ đạc trong phòng tắm, nhằm tiêu diệt những mầm bệnh. Thế nhưng, hầu hết đại đa số các chị em lại không biết rằng, chính những chiếc vòi hoa sen tưởng chừng vô hại kia cũng chứa rất nhiều vi khuẩn.

Các cặn bã, trầm tích, tích tụ lâu ngày dưới vòi. Khi xả nước, trước khi phun ra, lượng nước đã bị các vi khuẩn ấy làm bẩn và ít nhiều sẽ làm hại đến làn da cũng như sức khỏe của bạn.

Vì thế, bạn cần thường xuyên tháo rời vòi hoa sen, sau đó ngâm chúng dưới dung dịch nước rửa chén sinh học qua đêm rồi rửa lại với nước.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm