Không phải chiên hay sốt, đậu phụ làm thế này vừa mềm mướt, bổ dưỡng và rất hợp với cơm
8 điều kiêng kỵ, mẹ sinh con 6 tuần đầu nhất định nên biết / Khó hiểu vô cùng vì cô hàng xóm trẻ đẹp ngày nào cũng mời vợ một tách trà hoa hồng, lời giải nằm ở bức thư gài dưới khe cửa 1 tháng sau
Đậu phụ là một loại nguyên liệu rất phổ biến, chế biến được rất nhiều món ngon trong cuộc sống. Không chỉ làm được nhiều món ngon mà đậu phụ cũng rất giàu dinh dưỡng. Nó rất giàu chất sắt, magie, kali, đồng, canxi, kẽm, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Có tác dụng bổ sung khí huyết, điều hòa lá lách và dạ dày, loại bỏ đầy hơi, thanh nhiệt... Hàm lượng axit amin và protein trong đậu phụ cao (tỷ lệ cao tới 95%) khiến cho đậu phụ trở thành một loại "thuốc bổ" tốt. Chỉ cần 2 miếng đậu phụ nhỏ là đã đáp ứng lượng canxi hàng ngày của một người. Vì thế đây cũng là loại thực phẩm rất thích hợp cho người già và trẻ em.
Có rất nhiều cách làm đậu phụ, có thể sốt cà chua, xào hoặc nấu canh... Hôm nay chúng tôi chia sẻ với bạn một cách làm món đậu phụ ngon và rất đơn giản. Bạn chỉ cần hấp chín là được. Món ăn này kết hợp với thịt băm nên mềm mướt, tươi mát, có vị rất nhẹ, tốt cho sức khỏe và bổ dưỡng. Món ăn này rất thích hợp cho bữa cơm gia đình, đặc biệt khi có người già và trẻ nhỏ. Sau khi ăn có thể giúp điều hòa lá lách. và dạ dày, kích thích cảm giác thèm ăn. Nó có thể bổ sung canxi, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện trí thông minh và giúp trẻ phát triển chiều cao. Giờ thì chúng ta hãy cùng bắt tay vào làm món ăn này nhé!
Nguyên liệu làm món đậu phụ hấp thịt băm
500gr đậu phụ non, 100gr thịt nạc vai, 1 quả ớt ngọt đỏ, 2 thìa canh tương đậu nành, 1 thìa canh dầu hào, một chút muối, một ít đường, một lượng hành lá và tỏi băm nhỏ vừa đủ, một chút rượu nấu ăn.
Cách làm món đậu phụ hấp thịt băm
Bước 1: Đậu phụ non bạn mua về rửa sạch dưới vòi nước. Đặt đậu phụ lên thớt rồi dùng dao cắt thành từng miếng đều nhau. Sau đó đặt các miếng đậu phụ lên đĩa sâu lòng rồi để sang một bên.
Bước 2: Thịt nạc vai bạn mua về đem rửa sạch. Dùng khăn bếp thấm khô nước sau đó thái nhỏ. Tiếp theo bạn băm nhỏ thịt heo rồi cho vào bát tô. Thêm vào bát đựng thịt một ít dầu hào và rượu nấu ăn rồi ướp trong khoảng 10 phút. Ớt ngọt màu đỏ bạn cắt lát nhỏ, hành lá băm nhuyễn rồi để riêng.
Bước 3: Cho một ít dầu vào chảo, đun nóng dầu trên lửa lớn. Tiếp theo bạn cho tỏi băm vào phi cho đến khi dậy mùi thơm. Sau đó bạn trút thịt băm đã ướp vào xào chín. Ngay sau đó thêm tương đậu nành, dầu hào, chút muối và ít đường và xào cho đến khi chín. Tiếp theo bạn thêm lượng nước thích hợp, đậy nắp nồi, vặn lửa vừa và đun nhỏ lửa trong khoảng 5 phút để phần nước sốt đặc lại. Cuối cùng thêm ớt đỏ đã chuẩn bị vào và xào đều. Tắt bếp và lấy phần thịt băm ra bát.
Bước 5: Đổ một lượng nước thích hợp vào nồi hấp, đun sôi trên lửa lớn. Tiếp đó bạn cho đĩa đậu phụ đã chuẩn bị vào xửng, đậy nắp nồi và hấp khoảng 5 phút thì lấy ra. Tiếp đó bạn cho thịt băm cùng nước sốt lên trên đậu phụ rồi cho lại vào nồi hấp khoảng 2 phút là được. Sau khi lấy đậu phụ hấp thịt băm ra, bạn rắc một lượng hành lá xắt nhỏ lên trên là có thể thưởng thức.
Thành phẩm món đậu phụ hấp thịt băm
Đậu phụ hấp thịt băm hoàn thành có mùi thơm đặc trưng, ăn ngon và rất bổ dưỡng. Từng miếng đậu mềm mướt, ngậy quyện với sốt thịt bằm đậm đà, ăn với cơm rất hợp. Đậu phụ sau khi hấp sẽ có nhiều nước, nên trước khi cho thịt băm vào hấp lại thì bạn nhớ đổ bớt nước để món ăn có vị đậm đà hơn.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món đậu phụ hấp thịt băm nhé!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?