Đời sống

Kinh nguyệt trên 7 ngày, "dâu" chảy ồ ạt: Đừng chủ quan, BS nói có thể bạn đang mắc 4 bệnh nguy hiểm sau

Khi thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày với lượng máu kinh chảy hơn 80ml/chu kỳ tức là nữ giới đang bị rong kinh. Vậy nguyên nhân rong kinh là gì.

Top 7 thực phẩm nên tránh trong kỳ kinh nguyệt / 6 thực phẩm phụ nữ nên tránh trong thời kì kinh nguyệt

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng ra máu quá nhiều, bao gồm:

1. Rối loạn nội tiết tố

Nguyên nhân chính gây rong kinh rong huyết là do rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ. Hàng tháng, hormone sinh dục estrogen và progesterone sẽ tác động làm nội mạc tử cung dày lên. Khi không có tinh trùng kết hợp với trứng làm tổ trong tử cung, phần nội mạc này sẽ bong ra và tạo thành kinh nguyệt. Nếu hai hormone sinh dục mất cân bằng, nội mạc tử cung quá dày sẽ dẫn tình trạng xuất huyết nặng khi có kinh - rong kinh.

Tình trạng rong kinh rong huyết hay gặp nhất ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản – tức thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh của phụ nữ. Ngoài ra, trong độ tuổi sinh sản, phái đẹp cũng có thể bị rong kinh ở thời điểm sau sinh, dùng thuốc phá thai hoặc dùng các loại thuốc tránh thai.

rong-kinh-la-gi
Ảnh minh họa.

2. U xơ tử cung

Đây là căn bệnh lành tính (không phải ung thư) do các khối u hình thành trong các thành tử cung. Có đến 70% phụ nữ sẽ gặp một hoặc nhiều các trường hợp u xơ tử cung trước 50 tuổi. Máu kinh nguyệt ra nhiều là triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này. Ngoài ra, một số triệu chứng khác mà bạn có thể gặp phải như máu ra ít hơn bình thường giữa kỳ kinh nguyệt, đau bụng và đau bụng dưới. Tùy thuộc vào số lượng và vị trí của các khối u xơ, bạn có thể không cần điều trị hoặc phải làm phẫu thuật mà chỉ cần uống thuốc theo chỉ định.

3. Polyp tử cung khiến kinh nguyệt ra nhiều

Đây là những cụm khối u nhỏ bám ở lớp niêm mạc tử cung của bạn. Những cụm khối u nhỏ này thường vô hại nhưng chúng có thể gây vô sinh hoặc sẩy thai. Ngoài việc có thể gây chảy máu nhiều, chúng còn đi kèm với hiện tượng kinh nguyệt không đều hoặc chảy máu giữa chu kỳ. Bác sĩ có thể loại bỏ chúng đi hoặc kê toa thuốc để điều trị các loại mất cân bằng nội tiết tố làm hình thành polyp.

4. Nội mạc tử cung tăng sản có thể khiến kinh nguyệt ra nhiều

 

Tình trạng này là sự phát triển quá mức của nội mạc tử cung hoặc niêm mạc của tử cung. Trong một số trường hợp, tăng sản có thể làm tăng nguy cơ ung thư tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung ở một số phụ nữ. Nguyên nhân của tình trạng này là sự mất cân bằng nội tiết tố. Ngoài ra, cường estrogen mà không đủ progesterone cũng có thể dẫn đến tăng sản. Những phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, khi hết rụng trứng có thể gặp phải tình trạng này vì cơ thể không còn tạo được progesterone. Bạn có thể điều trị căn bệnh này bằng các loại thuốc điều chỉnh sự thiếu hụt hormone.

20181214_113958_164360_18927-phu-nubi-roi-.max-1800x1800

Ngoài ra, những phụ nữ gặp các vấn đề về sức khỏe như bị rối loạn đông máu di truyền, suy giáp, đái tháo đường, viêm gan mạn tính, bệnh tim hoặc thận mạn tính, bệnh lupus ban đỏ,... cũng dễ bị rong kinh rong huyết.

Đặc biệt, rong kinh tập trung nhiều ở những phụ nữ bị béo phì, sinh con nhiều lần, hút thuốc lá, đang sử dụng vòng tránh thai hoặc đang điều trị bằng thuốc kháng viêm chứa steroid,...

Kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm không?

Kinh nguyệt ra nhiều, bạn sẽ gặp phải những vấn đề sau đây:

 

Thiếu máu do mất máu quá nhiều

Choáng váng, mệt mỏi, dễ bị đuối sức

Sức khỏe thể chất không ổn định, kéo theo mệt mỏi, cáu gắt về tinh thần.

Tình trạng rong kinh rong huyết xảy ra ở mỗi người là khác nhau, nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nên việc điều trị cũng sẽ được áp dụng tùy theo từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, khi nghi ngờ mình bị rong kinh, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khả năng sinh sản.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm