Đời sống

Làm giàu khác người: Hotgirl 9X kiếm tiền đô từ thứ cả làng vứt đi

Với cô nàng hotgirl 9X Trần Thị Ngọc Nhi (SN 1995) ở TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) thì cây lục bình-thứ cả làng vứt đi mới chính là nguồn cảm xúc mãnh liệt giúp cô gái trẻ có ý tưởng thiết kế ra những bộ sưu tập thời trang mang “hơi thở” thiên nhiên. Cách kiếm tiền này được cho là làm giàu khác người.

Đồng Nai: Chàng trai 9X làm giàu nhờ nuôi lươn sạch / Chuyện làm giàu: Trở thành tỷ phú từ ... 1 con dê

Tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính Ngân hàng tại Trường Đại học Đồng Tháp, song Trần Thị Ngọc Nhi không chọn gắn bó với nghề làm nhân viên ngân hàng mà cô lại quay về khởi nghiệp với nghề làm thủ công mỹ nghệ từ cây lục bình.
Ngọc Nhi cho biết, nghề trồng và đan lục bình là nghề gia truyền của gia đình em, nhờ cây lục bình mà chị em của em được ăn học tới nơi tới chốn. Những năm 2011 - 2012, nghề đan lục bình gia công đi vào giai đoạn khó khăn khi các doanh nghiệp (DN) thu mua sản phẩm đan gia công ép giá.
Sản phẩm handmade từ cây lục bình giúp Ngọc Nhi vực dậy công việc trước đây của gia đình.

Sản phẩm handmade từ cây lục bình giúp Ngọc Nhi vực dậy công việc trước đây của gia đình.

"Thời điểm đó, hàng về không liên tục khiến cho những người thợ đan như gia đình em gặp nhiều khó khăn. Chính thời điểm đó đã thôi thúc em suy nghĩ, tại sao mình cứ làm hàng gia công, nếu có tay nghề mình vẫn có thể làm sản phẩm riêng để bán cho thị trường” - Ngọc Nhi chia sẻ.
Do “sinh sau đẻ muộn” so với những công ty lớn trong nghề làm đồ mỹ nghệ từ cây lục bình nên Ngọc Nhi hiểu rằng, cần phải sáng tạo ra những mẫu sản phẩm mới, phá cách và tiện dụng cho người tiêu dùng sẽ là yếu tố cốt lõi giúp các sản phẩm mới của Nhi trụ vững trên thị trường. Ban đầu, với những kỹ thuật đan được tích lũy từ quá trình sản xuất hàng gia công cho DN, Ngọc Nhi biến tấu và đan thành những chiếc túi đeo thời trang đầu tiên.
Những chiếc túi này có kiểu dáng tương tự như các kiểu túi thời trang hàng hiệu may bằng da thuộc hay da simili, nhưng điểm độc đáo tạo và sự khác biệt những chiếc túi này chính là thứ nguyên liệu hoàn toàn được làm từ cây lục bình.
Mặc dù không có nhiều kinh nghiệm về thiết kế thời trang, nhưng bằng sự quyết tâm và đam mê với nghề đan lục bình, Trần Thị Ngọc Nhi đã mang đến một làn gió mới cho nghề đan lục bình của gia đình mình.
Từ sự độc đáo và tinh tế trong từng sản phẩm, những chiếc túi handmade được làm từ lục bình của Nhi nhanh chóng được các cửa hàng bán hàng handmade để ý tới. Với những thuận lợi bước đầu, Ngọc Nhi tiếp tục tự nghiên cứu và trau dồi thêm các kiến thức về thời trang.
Ngọc Nhi đã nắm bắt kịp thời các xu hướng thời trang mới trong và ngoài nước, để từ đó có những mẫu túi thiết kế phù hợp với thị hiếu của thị trường. Nếu như buổi đầu Ngọc Nhi ra mắt thị trường chỉ vài ba mẫu túi xách thô sơ, thì hiện nay bộ sưu tập túi xách thời trang của Nhi đã tăng lên trên 400 mẫu các loại.
Hiện tại, ngoài việc cung cấp cho thị trường các mẫu túi xách thời trang, Cơ sở thủ công mỹ nghệ Sen Việt (xã Tịnh Thới, TP.Cao Lãnh) của Nhi còn cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm đồ gia dụng phục vụ cho nhu cầu trang trí nội thất, gia dụng như: ghế ngồi, thảm lót sàn, đế lót ly... Ngoài ra, cơ sở còn cung cấp nhiều sản phẩm sang trọng phục vụ cho trang trí nội thất tại các khu resort, khách sạn.
Theo nhận định của bà chủ 9X Ngọc Nhi thì hiện nay nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, có nguồn gốc thiên nhiên đang được thị trường ưa chuộng. Vì vậy, khả năng tăng trưởng của mặt hàng khởi nghiệp này trong tương lai vẫn rất khả quan.
Để xây dựng cho mình kênh bán hàng cũng như lượng khách hàng ổn định, ngoài việc tiếp thị sản phẩm theo cách truyền thống, Ngọc Nhi còn tận dụng các kênh mạng xã hội như: Zalo, Facebook, tham dự các phiên chợ, hội chợ xúc tiến thương mại...
Hiện mỗi tháng, Cơ sở thủ công mỹ nghệ Sen Việt cung cấp cho thị trường trên 5.000 sản phẩm các loại, lợi nhuận khoảng hơn 30 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, đây còn là nơi giúp cho khoảng 20 chị em ở địa phương có việc làm thường xuyên với thu nhập từ 3 – 4,5 triệu đồng/tháng.
Chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp của mình, Ngọc Nhi tâm sự: “Để khởi nghiệp thành công thì bản thân người khởi nghiệp phải thật sự đam mê với nghề mình chọn. Khi có đủ đam mê thì cho dù khó khăn thế nào cũng có thể vượt qua. Bên cạnh đó, tri thức cũng là một nền tảng quý giá giúp cho con đường khởi nghiệp được thuận lợi hơn”.
1
Theo Báo Đồng Tháp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm