Đời sống

Lạng Sơn: "Cao thủ" thụ phấn cho na mở mắt "không trượt phát nào"

Cứ mỗi mùa na ra hoa nở rộ, người nông dân trồng na nơi Ải Chi Lăng (huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) lại tất bật, tỷ mỉ chọn từng bông hoa thụ phấn cho na. Nhờ vậy mà quả na nơi đây nổi tiếng ngon ngọt, hàm lượng đường, dinh dưỡng cao và cho năng suất cao mang lại nguồn thu lớn cho bà con dưới chân núi Cai Kinh.

Tây Ninh: Trồng tre Điền Trúc khi ra măng non, ngày nào cũng bán thu khá tiền / Ninh Bình: Kỹ sư 8X bỏ về quê trồng rau an toàn chỉ lo "cháy hàng"

- Video cận cảnh cách người dân thủ phủ na xứ Lạng tỉ mỉ thụ phấn cho na.

Na Chi Lăng nổi bật có tiếng vì có hàm lượng dinh dưỡng cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân vùng trồng na. Vì quả na Chi Lăng khi chín mẫu mã đẹp, ăn ngon, lượng hạt ít cùi nhiều, hàm lượng đường, dinh dưỡng cao. Với giá thị trường như hàng năm,các nhà vườn trồng na bán trung bình 30.000đ/kg quả ngay tại vườn, cao điểm vào những ngày đầu vụ giá bán lên tới 60.000- 80.000 đồng/kg. Có những hộ dân thu nhập từ bán na lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

"cao thu" thu phan cho na mo mat "khong truot phat nao" o xu lang hinh anh 1

Na Chi Lăng nổi tiếng thơm ngon và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Người tiên phong trong việc thụ phấn cho na và trồng na trái vụ ở Chi Lăng là ông Mã Văn Lét ở thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng. Ông cho biết: Kỹ thuật thụ phấn cho na giúp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người trồng. Tuy nhiên quá trình thụ phấn cũng đòi hỏi người làm tỉ mỉ, có kỹ thuật thì hiệu quả trên 90%.

Với những kiến thức, hiểu biết của bản thân cùng với kinh nghiệm học hỏi được từ những buổi tham quan vùng trồng na Đông Triều (Quảng Ninh) ông Lét đã áp dụng có hiệu quả. Đồng thời tận tình hướng dẫn lại cho bà con từng ly từng tý. Từ việc đơn giản như dùng xi lanh, ống nhựa lấy phấn ở hoa to, thụ phấn cho nhiều bông hoa na khác, hay khó hơn như chọn thời điểm nào, đốn ngọn, tỉa cành, tuốt lá ra sao để hoa nở cả trong mùa hè và mùa thu để từ đó làm na trái vụ tăng năng suất cây trồng.

"cao thu" thu phan cho na mo mat "khong truot phat nao" o xu lang hinh anh 2

Ông Mã Văn Lét đang tất bật với công việc tỉa quả, cắt cành, dọn cỏ tại vườn na của gia đình.

Ông Lét cũng là một trong số nông dân tiên phong trong việc đưa cây na lên núi đá nhiều nhất xã Chi Lăng. 2.000 cây na của ông rải rác, xen kẽ giữa những tảng đá cao. Canh tác và thu hoạch na, vận chuyển na xuống núi vất vả vô cùng, nhưng cách trồng mới mẻ này cũng thành công vì biết áp dụng các cải tiến trong sản xuất trên núi đá.

 

Rất khoa học, không phải cây nào ông cũng bắt ra trái 2 vụ. Ông chỉ tác động những cây khỏe, những cây năm trước cho một vụ quả, nhằm dưỡng cây lâu dài. Ông điều khiển mỗi cây chỉ ra từ 10 - 15kg quả/vụ để trái to đều. Vì thế, na nhà ông cũng luôn bán cao hơn chợ từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, cho ông tiền tỷ mỗi năm.

"cao thu" thu phan cho na mo mat "khong truot phat nao" o xu lang hinh anh 3

Kỹ thuật thụ phấn cho na giúp ông Lét cùng nhiều hộ dân nơi đây tăng thêm năng suất và hiệu quả kinh tế.

Anh Nguyễn Văn Thật, thôn Than Muội, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng cho biết: “Dân ở đây sống bằng quả na là chính. Cây na đã được trồng ở đây từ lâu nhưng trước đây người dân trồng và chăm sóc chưa có kỹ thuật, na ra hoa thụ phấn tự nhiên nên quả chín rộ trong một khoảng thời gian ngắn nên không được giá. Hiện người dân được tham gia nhiều lớp tập huấn sản xuất na theo tiêu chuẩn, biết kỹ thuật thụ phấn nên quả na đều đẹp và chất lượng, năng suất hơn. Nhờ cây na mà nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên ở dưới chân núi Cai Kinh này”.

"cao thu" thu phan cho na mo mat "khong truot phat nao" o xu lang hinh anh 4

Phấn hoa được rũ ra và bỏ vào ống sau đó chấm vào hoa.

 

Vào khoảng thời gian trung tuần tháng 11 sẽ đốn toàn bộ cành cao của cây na, chỉ để cây na cao khoảng 1,5 - 1,8 m và cắt bớt cành cho thoáng. Nhờ đó, cây na sẽ chống chịu được mưa gió; không tốn thức ăn để nuôi cành vô hiệu; quả ra tập trung vào thân và cành cấp một cây na cũng dễ thụ phấn và dễ thu hoạch hơn. Các giống na bắt đầu chín từ trung tuần tháng 5 âm lịch đến tháng 9 âm lịch, thu hoạch rộ và khoảng tháng 6-7 âm lịch.

"cao thu" thu phan cho na mo mat "khong truot phat nao" o xu lang hinh anh 5

Na Chi Lăng giúp người dân dưới dãy núi Cai Kinh có cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.

Giờ đây người trồng na nơi đây đã biết sử dụng phương pháp mới để tăng năng suất cây na. Khi đến mùa hoa, nhiều hộ gia đình thụ phấn cho na, làm na trái vụ cho kết quả thụ phấn đạt đến hơn 90%. Nếu chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật thì cây na cho quả to, đều, năng suất, chất lượng cao.Chính nhờ những vạt na xanh ngắt trên dãy núi Cai Kinh mà cuộc sống người dân Chi Lăng khấm khá lên từng ngày.

Na Chi Lăng đã trở thành hàng hoá đặc trưng riêng có của tỉnh Lạng Sơn với diện tích trên 2.800 ha, sản lượng đạt trên 26.000 tấn, giá trị kinh tế ước đạt trên 700 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã triển khai gần 140 ha na sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và hơn 1.100 ha na an toàn và năm ha được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm