Loại rau giá rẻ nhưng hỗ trợ chữa bệnh gout vô cùng hiệu quả
5 loại rau củ tuyệt đối không nên ăn sống tránh bị ngộ độc thực phẩm / Thói quen chết người khi luộc rau cần bỏ ngay tức khắc kẻo hối hận thì đã muộn
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Kình (Cố vấn cao cấp Đơn vị Gen trị liệu - Bệnh viện Bạch Mai), bệnh gout đang là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Những cơn đau nhức xuyên đêm làm người bệnh mất ngủ, khó khăn khi đi lại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Gout là căn bệnh phổ biến ở tuổi trung niên, đặc biệt là nam giới. Biểu hiện chính là sưng các khớp, viêm và đau nhức.
Theo PGS Kình phân tích, cơ chế của gout là do rối loạn chức năng chuyển hóa acid uric trong cơ thể, thận không lọc hết được lượng acid uric do dung nạp quá nhiều, chúng tạo thành tinh thể urat lắng đọng ở các khớp xương gây đau và viêm.
Hiện nay có nhiều loại thuốc trị gout, trước hết phải kể đến colchicine và allopurinol. Những thuốc này đã ngự trị trong suốt một thời gian dài và hiện nay vẫn là thuốc chủ lực trị Gout. Tuy nhiên, colchicine gây ức chế phân chia tế bào nên nếu dùng thời gian dài sẽ dẫn đến giảm sức đề kháng của cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến ung thư.
Allopurinol là chất ức chế mạnh xanthin oxidase nên làm giảm sinh tồng hợp acid uric, do đó làm giảm nồng độ acid uric máu và nước tiểu, làm tăng nồng độ trong máu và nước tiểu các chất tiền thân hypoxanthin và xanthin dễ tan hơn. Do vậy allopurinol ngăn ngừa được sự tạo sỏi acid uric trong thận. Tuy nhiên, allopurinol hay gây dị ứng nặng vì thế việc sử dụng rất thận trọng và không ít người phải từ bỏ nó vì bị dị ứng.
"Chính vì thế, nhiều người tìm đến những phương thuốc thiên nhiên, an toàn, lành tính. Hiệu quả nhất trong việc điều trị gout phải kể đến lá tía tô. Bởi trong lá tía tô có chất ức chế xanthin oxidase giống như thành phần có trong allopurinol nên làm giảm sự hình thành acid uric , giảm acid uric trong máu và nước tiểu. Trong tía tô còn có một thành phần khác là lutein làm tăng cường đào thải nước do đó thúc đẩy acid uric ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Một ưu điểm nổi bật của tía tô là ít thậm chí không gây dị ứng vì thế ai cũng có thể dùng được. Lợi ích to lớn của tía tô là không độc hại, dễ kiếm, không tác dụng phụ và ai cũng có thể sử dụng được. Chúng tôi cũng chứng kiến hàng trăm người sử dụng thường xuyên tía tô chữa Gout rất hiệu quả", PGS Kình cho hay.
Lá tía tô có nhiều công dụng, trong đó chữa bệnh gout vô cùng hiệu quả. Ảnh minh họa.
Cách dùng lá tía tô để chữa bệnh Gout
Nước lá tía tô: Dùng 6 – 12 gam lá tía tô rửa sạch và cắt nhỏ, đun sôi cùng với nước sạch trong khoảng 15 phút, sau khi đun sôi gạn bỏ bã, lấy nước chia thành nhiều lần để uống trong ngày, nên sử dụng lúc ấm để đạt hiệu quả cao hơn và uống hết trong 1 ngày. Bài thuốc này có thể được sử dụng khi có cơn gout cấp xuất hiện hoặc dùng hàng ngày một cách đều đặn để có thể kiểm soát nồng độ của acid uric ở trong máu.
Sử dụng lá tía tô sống: Người bệnh có thể ăn bổ sung lá tía tô vào chế độ ăn hàng ngày của bản thân, ngoài tác dụng cải thiện các triệu chứng của gout, lá tía tô còn hỗ trợ rất tốt vấn đề về tiêu hóa, hạn chế được tình trạng ngộ độc thực phẩm và một số vấn đề sức khỏe thường gặp phải như ho, cúm, sổ mũi,
Đắp lá tía tô: Người bệnh chuẩn bị một nắm lá tía tô, rửa sạch và để ráo nước, sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn lá tía tô, dùng lá tía tô đã giã để đắp vào vị trí khớp đau, sử dụng một chiếc khăn sạch để băng vào vị trí khớp để cố định. Đắp khoảng 15 – 20 phút thì tháo khăn và rửa sạch lại khớp với nước ấm. Ngay khi có triệu chứng bắt đầu cơn đau gout cấp nên thực hiện đắp lá tía tô ngay để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Dùng lá tía tô để ngâm chân: Dùng 1 nắm lá tía tô tươi, rửa sạch, sau đó đun với 2 lít nước trong khoảng thời gian 10 – 15 phút, đợi cho nước nguội bớt từ 45 – 50 độ thì có thể cho chân vào để ngâm trong vòng 30 phút. Ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể giúp bệnh nhân hạn chế gặp phải các cơn đau về đêm.
Uống nước bột lá tía tô: Lá tía tô tươi rửa sạch sau đó đem đi phơi khô giòn dưới ảnh nắng mặt trời hoặc có thể mang đi sấy với nhiệt độ vừa phải, sau đó dùng cối giã hoặc máy xay để xay nhuyễn lá tía tô này thành bột, dùng rây để loại bỏ các cọng xơ còn chưa mịn. Mỗi lần sử dụng 1 – 2 thìa cà phê bột tía tô hòa cùng với nước nóng để uống.
Trà tía tô: Lá tía tô tươi rửa sạch sau đó phơi nắng hoặc sấy cho đến khi khôi lại, Lấy một lượng khoảng 5 đến 7 gam lá tía tô khô rồi hãm cùng với nước sôi thành trà. Sử dụng khi còn nóng, có thể sử dụng hàng ngày để giúp làm giảm các cơn đau hiệu quả của bệnh gout.
Đắp bột lá tía tô: Dùng bột lá tía tô đã được xay từ lá tía tô khô, trộn với nước nóng thành hỗn hợp sền sệt, đắp vào vùng khớp bị đau, sưng trong vòng 20 – 30 phút.
"Những ai đang bị những cơn đau của gout có thể tham khảo loại thuốc có trong vườn nhà để trị bệnh cho mình vừa đạt kết quả tốt mà không bị biến chứng nguy hiểm", PGS Kình nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết