Lười tới mấy cũng phải nấu chín kỹ 7 loại rau củ này để tránh ăn phải độc tố
Bí quyết chống lão hóa bằng 6 loại thực phẩm phổ biến / 5 loại thực phẩm "đại kị" với tỏi cần tránh ăn cùng kẻo mang thêm bệnh vào người
Thực phẩm là một nguồn năng lượng quan trọng của con người. Theo hướng dẫn chế độ ăn uống của Trung Quốc,rau củ quảrất giàu chất dinh dưỡng thiết yếuchẳng hạn nhưvitamin, tinh bột, đường. Người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng300 ~ 500grau mỗi ngày, đồng thờiăn trái cây tươimỗi ngày để giữ cho cơ thể có sức đề kháng tốt.
Có nhiều phương pháp để chế biến rau như luộc, xào,... Nhưng do đặc thù của một số loại rau,phương pháp nấu ăn thông thường chưa đủ để đảm bảo an toàn.
7 loại rau dưới đây phải được nấu chín kỹ trước khi ăn, nếu không chúng có thể sản sinh độc tố, hại cơ thể.
1. Đậu cô ve
Đậu cô ve là một loại rauphổ biến trong cuộc sống. Nó rất giàu chất dinh dưỡng và có thể chế biến, kết hợp với nhiều món khác nhau nhưng ít người biết loại đậu nàycó độc tính cao.
Thủ phạm thực sự làhemagglutinin và saponintrong đậu. Tuy nhiên, hai chất độc này có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao, và nó sẽ không gây hại cho cơ thể con người sau khi tiêu thụ.Nếu không được nấu chín, chất saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh hệ tiêu hóa gây ngộ độc và các triệu chứng viêm đường tiêu hóa.
Vì vậy, trước khi ăn đậu, hãy nhớ đun sôi nước và nấu chín kỹđể tránh ngộ độc thực phẩm.
2. Rau chân vịt
Rau chân vịt hay rau mâm xôicũng rất giàuchất sắt và canxi. Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý rau binacó chứa axit oxalic quá nhiều, uống quá nhiều axit oxalic có thể gây ra rối loạn chức năng tiêu hóa của con người, cản trở sự hấp thu canxi.
Đun sôi nước và nấu chín kỹ rau chân vịtcó thểloại bỏ axit oxalic trong rau.
3. Sắn
Sắn là món rất được ưa thích vào mùa đông. Tuy nhiên sắn nhất định phải nấu chín kỹ mới ăn bởi sắn sống chứa glucosides cyanogenic kích thích sản xuất chất hydrogen cyanide rất độc. Ăn 150-300gram sắn sống có thể gây ngộ độc và thậm chí tử vong.
4. Cà tím
Cà tím có chứa solanine một chất làm giảm hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể. Không những vậy, lượng solanine trong cà tím già chưa chín tương đối cao, rất dễ ngộ độc. Do đó, nhất định phải nấu chín kỹ cà tím để đảm bảo an toàn.
5. Đậu thận
Nhiều loại đậu có thể gây đau dạ dày nhẹ khi nấu chưa chín, nhưng đậu thậnđặc biệt hơn. Đậu thận nhất là đậu sống có chứa chất phytohaemagglutinin với hàm lượng rất cao, nếu ăn phải đậu thận sống sẽ bị tiêu chảy và nôn mửa. Tuy nhiên độc tố này có thể được xử lý nếu chúng ta nấu chín kỹ nó trước khi ăn.
6. Măng
Trongmăngchứa nhiều glucid. Chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Tuy nhiên độc chất trong măng sẽ bay hơi dễ dàng khi được nấu sôi.
Để loại bỏ những độc tố có trong măng, sau khi xắt lát mỏng nên đem luộc qua với nước sôi trong khoảng 10 phút.
7.Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin - chất nhạy cảm ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể tiếp xúc với ánh sáng thì sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da.
Vì vậy, chỉ ăn mộc nhĩ khi đã nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ