Đời sống

Lý do bà bầu nên thường xuyên ăn cá chép

Thường xuyên ăn cá chép trong thời kỳ mang thai bà bầu sẽ an thai, giảm tình trạng bị nghén.

Bí quyết giúp mẹ bầu sinh thường mà không gây nhiều đau đớn / Nhờ chồng ăn nốt phần cơm nhưng cô vợ bị phũ thẳng mặt và cái kết buồn của đám cưới “chạy bầu” từ sự lật mặt của người đàn ông

Cá chép có tác dụng cực tốt với bà bầu

Lý do bà bầu nên thường xuyên ăn cá chép

Cá chép vô cùng tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Nguồn ảnh: Internet

Cá chép còn được coi là thuốc tiên chữa bệnh phụ nữ. Cá chép không những là món ăn ngon do thịt dày và béo, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon... mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ.

Một số bài thuốc chữa bệnh phụ nữ từ cá chép.

Chữa động thai: cá chép 1 con 500g, a giao (sao) 20g, gạo nếp 100g, nước vừa đủ, nấu cháo gần chín cho gừng, vỏ quýt, muối. Ăn liền 1 tuần thì khỏi.

An thai: 1 con cá chép khoảng nửa cân, để cả vảy, mổ bỏ tạp ruột, trộn thêm nửa lạng gạo nếp, rửa sạch, cho thêm ít vỏ quýt, gừng sống. Đổ tất cả vào nồi ninh chín, cho thêm ít muối, ăn 5-7 lần sẽ có hiệu quả rất nhanh.

Nôn mửa thời kỳ đầu mang thai: 1 con cá chép nặng khoảng 250g đánh vẩy, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, cho thêm 6g sa sâm đập nhỏ, 10g gừng tươi thái mỏng. Bỏ cả 2 thứ vào trong bụng cá hầm chín, ăn trong ngày, có công hiệu kiện tỳ hòa vị, giảm thổn thức, tiêu trừ nôn mửa.

 

Tăng lượng sữa: 1 con cá chép khoảng 250g, chân giò lợn (loại bé), 3g thông thảo. Hầm thật nhừ, ăn dần 1-2 ngày sẽ có nhiều sữa.

Chữa ứ huyết sau sinh: nghiền, tán nhỏ vảy cá chép, cho vào từ 3-5g nước đun sôi. Uống với ít rượu nếp có công hiệu làm tan huyết, thông huyết.

Lưu ý khi ăn cá chép

Cá chép là một thực phẩm rất bổ dưỡng, nhưng nếu không biết ăn đúng cách vô tình gây ra những tác hại không mong muốn cho sức khỏe.

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam cho hay không nên ăn thịt cá chép khi còn sống vì cá sống dưới nước có thể nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên. Ký sinh trùng khi đi vào cơ thể khi ký sinh ở bộ phận nào sẽ gây hại cho bộ phận cơ quan đó. Gan là cơ quan dễ bị tổn thương khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng từ thức ăn đưa vào.

 

Để đảm bảo sức khỏe chỉ ăn cá khi đã nấu, nướng chín kỹ vừa đảm bảo vệ sinh và tránh nguy cơ nhiễm giun sán. Không ăn lòng cá chép vì rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán).

TS. Sơn khuyến cáo: "Không ít người nghĩ cá chép bổ khi nấu cả con và không bỏ mật. Đây là một sai lầm có thể gây ngộ độc, mật cá chép có chứa chất tetrodotoxin. Khi cá chép có cân nặng càng lớn thì lượng mật có độc tố càng cao. An toàn cho sức khỏe cần phải rửa sạch bỏ mật và lòng cá trước khi nấu".

Còn theo Đại tá Lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam trong Đông y, thịt cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng lợi tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh; bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy. Cá chép còn được coi là thuốc tốt chữa bệnh phụ nữ.

Do cá chép có tính dương thì vậy không nên ăn cùng thịt gà do thịt gà cũng có tính ấm. Không nên ăn cá chép cùng với thịt chó vì có thể sinh ra độc tố không có lợi cho sức khỏe. Người đang uống thuốc đông y có thành phần cam thảo tuyệt đối không nên ăn cùng cá chép có thể sinh ra độc tố gây chết người.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm