Lý do nào khiến trẻ biếng ăn?
Loại rau được mệnh danh “rau vua”, giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng / Những điều bạn cần biết về chất béo
Biếng ăn là gì?
Trẻ biếng ăn có thể do ham chơi. Nguồn ảnh: Internet
Theo ThS. BS. Lê Thị Kim Dung (Khoa Nhi Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus), biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 1 - 6. Tuy nhiên thực tế sau 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm dần, dẫn đến lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của bé cũng giảm theo. Đây được gọi là biếng ăn sinh lý và lúc này trẻ vẫn hoàn toàn bình thường.
Trẻ biếng ăn là vấn đề khiến nhiều bố mẹ “bỉm sữa” đau đầu và lo lắng
Thế nhưng biếng ăn cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ như:
Trẻ bị bệnh: ho, đau họng, sốt, rối loạn đường tiêu hóa…
Tâm lý:
Trẻ ham chơi, dẫn đến quá “bận rộn” để ăn.
Trẻ xa mẹ hoặc bị thay đổi môi trường sống.
Trẻ sợ ăn do bị ép ăn lâu dài hoặc từng bị tổn thương đường tiêu hóa (hóc, sặc). Đây là nguyên nhân gây biếng ăn rất khó để điều trị.
Chế độ ăn không phù hợp: ăn lặt vặt quá nhiều, uống nhiều sữa…
Thiếu máu, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn và chậm lớn.
Thiếu vận động.
Các nguyên nhân có thể xảy ra cùng lúc với các mức độ khác nhau ở mỗi trẻ cụ thể. Vì thế, khi thấy bé biếng ăn, mẹ cần phải bình tĩnh xử lý, tránh để tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Giải quyết tình trạng biếng ăn ở trẻ
Không áp dụng cách ăn giống nhau cho các con
Không phải đứa trẻ nào cũng hấp thu dinh dưỡng, thức ăn giống nhau. Vì vậy không thể lấy cách chăm của bà hàng xóm để áp cho con mình được. Thời điểm mới bắt đầu cho con ăn dặm, các mẹ cần kiên trì cho ăn từng chút một, cho con tập dần với thức ăn mới. Nếu trẻ có phản ứng khá gay gắt như nôn trớ, khóc thét thì nên dừng lại và thử cho ăn sau. Không nên cố ép đưa thìa vào con sẽ khiến con càng sợ hãi, khóc lớn. Không ép trẻ ăn đúng khối lượng thức ăn theo công thức nhất định, vì khoảng thời gian đầu trẻ cần tập cách làm quen với món ăn mới.
Với trẻ lớn nên để cho con tham gia cùng bữa ăn gia đình. Điều này giúp trẻ cảm nhận được không khí trong nhà, những cử chỉ, lời nói yêu thương của các thành viên sẽ kích thích tinh thần của trẻ. Hãy để con tự xúc cơm, gắp thức ăn, rèn cho con tính độc lập ngay từ nhỏ.
Hãy áp dụng thời gian ăn theo quy định cho con
Một bữa ăn của trẻ sẽ kéo dài 30 phút. Nếu quá thời gian hãy đứng lên dọn thức ăn của con. Điều này sẽ khiến con tập trung ăn uống hơn. Kéo dài thời gian chỉ khiến con la cà vào những trò chơi khác, không tập trung ăn uống.
Hãy cho trẻ ăn theo nhu cầu
Nghĩa là bạn phải biết đến khối lượng thức ăn mà trẻ cần nạp, nguồn dinh dưỡng vừa đủ không cần dư thừa. Như vậy bạn không cần phải ép con ăn quá nhiều, ăn vừa đủ với nhu cầu. Không cần nhắc nhở con quá nhiều về bữa ăn, hãy để con tự nhắc cha mẹ về thời gian bữa ăn, như vậy trẻ sẽ độc lập, nhớ bữa hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo