Đời sống

Mách mẹ cách giúp trẻ ăn bánh Trung thu không lo đầy bụng, chướng hơi

Bánh Trung thu là một trong những loại bánh khoái khẩu của trẻ vào mỗi dịp Rằm tháng 8 nhưng làm sao để cho trẻ ăn thoải mái mà không lo đầy bụng, chướng hơi.

Hướng dẫn làm bánh trung thu không cần lò nướng vẫn thơm ngon nức mũi, chuẩn vị nhất / Bánh trung thu không nhân nở rộ, chị em đua nhau đặt hàng

Cứ mỗi dịp Rằm tháng 8, trên thị trường tràn ngập các loại bánh Trung thu với nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng, nhưng đa phần đều có một số điểm chung đó là “chất béo cao, lượng đường cao, nhiệt lượng cao”. Đây cũng là lý do loại bánh truyền thống này được mệnh danh là món ăn “3 cao”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Về thành phần dinh dưỡng: Một chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm khoảng 170g, cung cấp 566 kcal, 16,3g đạm, 6,6g lipid, 110,2g glucid; Một bánh dẻo một trứng đậu xanh khoảng 176g cung cấp 648 kcal (năng lượng gấp 2-2,5 lần bát phở bò); Một cái bánh nướng 176g thập cẩm cung cấp 706 kcal, 18g đạm, 31,5g lipid và 87,5g glucid và một chiếc bánh nướng đậu xanh một trứng 176g cung cấp 648 kcal, 19,5g protid, 27,5g lipid, 80,6g glucid. Với thành phần dinh dưỡng như trên, bố mẹ cần rất chú ý khi cho trẻ ăn bánh Trung thu để đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa.

Cho trẻ ăn bánh Trung thu như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Ở trẻ nhỏ, chức năng đường ruột chưa thực sự hoàn thiện, hệ tiêu hóa còn yếu so với người trưởng thành, do vậy, các thực phẩm có chất béo, lượng đường cao như bánh Trung thu được cho là không phù hợp.

Bánh Trung thu là món được hầu hết bé thích và gần như chỉ có cơ hội ăn 1 lần trong năm. Vì vậy mà bố mẹ thường có tâm lý để bé ăn thỏa thích mà không cấm đoán. Tuy nhiên, việc để trẻ ăn nhiều một lúc sẽ khiến tích tụ đường trong máu nhanh hơn bình thường, đặc biệt ở trẻ em. Lượng đường trong máu càng tăng nhanh, năng lượng trong cơ thể sẽ càng khó bị tiêu hao hơn, dẫn đến việc tích tụ chất béo trong cơ thể, gây tăng cân, béo phì.

Việc trẻ ăn quá nhiều bánh Trung thu cũng vô hình tạo nên gánh nặng cho đường ruột, gây nên tình trạng chướng bụng, khó tiêu...Nếu trẻ muốn ăn bánh, bố mẹ chỉ nên để con ăn ⅛ chiếc bánh Trung thu nhỏ (200g) mà thôi. Ngoài ra, để cân bằng chế độ ăn trong một ngày của con, bố mẹ nên giảm bớt lượng dung nạp của món ăn chính ngày hôm đó bằng cách tăng lượng rau xanh để tống chất béo ra ngoài và ngăn ngừa tăng đường huyết nhanh. Đồng thời duy trì bổ sung lợi khuẩn đều đặn hằng ngày giúp việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

 

Mách mẹ cách giúp trẻ ăn bánh Trung thu không lo đầy bụng, chướng hơi - Ảnh 2.

Bào tử lợi khuẩn LiveSpo Preg - Mom là sản phẩm ứng dụng công nghệ "Bào tử lợi khuẩn Dr. ANH" với thành phần chứa hơn 3 tỷ lợi khuẩn sống Bacillus Subtilis, Bacillus Clausii, Bacillus Coagulan và nước cất vừa trong một ống 5ml. Có tác dụng hỗ trợ giảm táo bón, rối loạn tiêu hóa; tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ. Sử dụng LiveSpo Preg-Mom là cách giúp trẻ tận hưởng một mùa Trung thu trọn vẹn.

Theo PV/VTV
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm