Đời sống

Mách mẹ cách nhìn màu nước mũi phát hiện bệnh của trẻ, gặp dấu hiệu này cần đưa trẻ đi khám gấp

Khi thấy con chảy nước mũi màu xanh - vàng, cha mẹ đừng quá lo lắng. Đó là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động tích cực.

Chồng đòi ly hôn vì muốn quay lại với tình cũ giàu có / Trắc nghiệm: Bạn đang khát khao gì trong tình yêu?

Nước mũi màu trắng

Khi trẻ bị ngạt mũi hay tắc mũi, nước mũi của trẻ sẽ có màu trắng. Trường hợp này trẻ có thể bị viêm - sưng nề niêm mạc mũi và dịch nhầy trong mũi chảy ra chậm.

Việc ngạt mũi gây ra tình trạng mất nước. Khi đó, nước mũi cũng trở nên đặc hơn, thậm chí chuyển sang màu đục. Dấu hiệu này cho thấy trẻ có thể đang trong giai đoạn ủ bệnh cảm lạnh hoặc các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn khác.

Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé. Lưu ý việc giữ ẩm cơ thể của con đặc biệt là vùng cổ họng, mũi.

nhin-mau-nuoc-mui-doan-benh-cua-tre-01
Ảnh minh họa.

Nước mũi có màu xanh - vàng

Nước mũi có màu xanh - vàng là dấu hiệu cho thấy trẻ bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Đây cũng có thể là một dấu hiệu tốt cho thấy hệ thống miễn dịch của trẻ đang hoạt động mạnh mẽ để chống lại sự nhiễm trùng. Màu xanh - vàng của nước mũi có thể xuất phát từ các tế bào bạch cầu đang làm nhiệm vụ tiêu diệt vi trùng xâm nhập. Tế bào bạch cầu có chứa một loại enzyme mà xanh lục. Với số lượng tế bào đủ lớn, nó sẽ làm đổi màu chất nhầy. Khi đã hoàn thành nhiệm vụ, chúng bị loại bỏ cùng với các chất thải khác khiến nước mũi của trẻ đổi màu.

Tình trạng chảy nước mũi màu xanh - vàng không quá nghiêm trọng như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên đưa con đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ viêm xoang do nhiễm khuẩn (chảy nước mũi kèm sốt 3-4 ngày liên tiên, nhúc đầu xung quanh hoặc sau ổ mắt, sưng mắt, khó chịu, nôn ói liên tục...) hoặc gặp một số biến chứng khác.

nhin-mau-nuoc-mui-doan-benh-cua-tre-02

Nước mũi có màu đỏ - hồng

Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị va đập dẫn đến tổn thương niêm mạc mũi. Cũng có thể bé đã xỉ mũi quá mạnh hoặc người lớn dùng tăm bông hay móng tay để ngoáy mũi cho bé và dẫn đến tổn thương. Lúc này dịch mũi tiết ra sẽ có lần màu đỏ hoặc hồng.

 

Trong trường hợp này, hãy lấy nước muối sinh lý để xịt giữ ẩm cho mũi họng của bé. Nếu hiện tượng này kéo dài hơn 30 phút, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm