Đời sống

Mách mẹ cách sử dụng thực phẩm làm ngọt món ăn

Bài viết sau sẽ hướng dẫn các mẹ cách sử dụng thực phẩm làm ngọt món ăn ngon bổ, không gây hại đến sức khỏe.

Lá đinh lăng và những tác dụng chữa bệnh bạn không ngờ tới / Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ mắc bệnh phổi

Từ trước đến nay, các chị em đều sử dụng gia vị để làm ngọt món ăn như nấu canh,... Tuy nhiên cũng có một số mẹo làm ngọt món ăn bằng một số thực phẩm ngon bổ mà lại không gây hại cho sức khỏe.

1. Mật ong

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Đường mà chúng ta sử dụng hằng ngày hay cho vào thức ăn là đường sucrose, một thành phần đã được thông báo là có thể gây ra các và mạch…

Cứ 1 kg mật ong thì có khoảng 700 gam đường. Trong số đó chỉ có khoảng 50 gam là đường sucrose, giống đường chúng ta thường dùng. Còn lại là các loại đường khử như đường glucose, đường fructose, đường maltose và đường oligosaccharide. Các loại đường khử này rất tốt và có lợi cho sức khỏe con người, có thể ngấm trực tiếp vào máu mà không cần qua hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, mật ong làm chúng ta nhanh lại sức khi lao động mệt mỏi và tốt cho sức khỏe.

Mật ong ngọt hơn cả đường trắng, do đó, bạn chỉ cần sử dụng lượng mật ong bằng ¾ lượng đường mà công thức món ăn yêu cầu. Mật ong thích hợp với những món lỏng như súp và các loại đồ uống. Chúng cũng thích hợp để rắc lên bề mặt của những món ăn nóng hoặc trộn với nước cốt chanh để làm nước sốt. Lưu ý, riêng những món nướng, bạn không nên dùng mật ong vì nó sẽ làm chúng trở thành chất độc.

2. Quả sung ngọt

 

Quả sung ngọt vẫn được sử dụng làm thành phần tạo độ ngọt trước khi đường được biết tới. Trong quả sung ngọt có chứa tới 50% lượng đường.

Sung ngọt có tên khoa học là Ficus carica, thuộc họ dâu tằm (Moraceae), trồng nhiều ở vùng khí hậu Địa Trung Hải như Ý, Tây Ban Nha hay ở bang California của Hoa Kỳ. Trong 100g quả sung ngọt sấy khô có chứa: Protéin 3,3g, chất béo 0,93g, đường lên tới 47,92g.

Khi chế biến món ăn, muốn tạo độ ngọt thì bạn chỉ cần cho quả sung vào chung với món ăn cần được làm ngọt, mùi vị của món ăn sẽ ngon hơn nhiều.

3. Chà là

Chất đường có trong chà là từ 50 - 70% nên ăn rất ngọt, còn đối với những quả chà là khô thìhàm lượng đường còn cao hơn khi mà hàm lượng nước đã bốc hơi hết.

 

Trong những món ăn của người Ấn đều có vị chà là, do đó, loại đường này mang lại hương vị khá đặc biệt cho những món Ấn. Đường chà là ngọt hơn cả đường trắng và đường nâu. Vì vậy, khi chế biến món ăn bạn chỉ cần cho vào món ăn ½ lượng đường chà là so với lượng đường thông thường là tốt nhất.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý không dùng loại đường này trong những món ăn đòi hỏi đường phải hòa tan trong chất lỏng vì đường chà là không có khả năng phân hủy tốt. Thay vào đó, hãy sử dụng chúng trong các món cần đun nóng hoặc các món nướng.

4. Nho khô

Trong một 100g nho khô có tới 59,2g đường. Do đó, bạn có thể dùng nho khô để làm tăng độ ngọt cho món ăn.Nho khô thích hợp với các món bánh nướng và vẫn được dùng để tạo vị ngọt cho các món ăn.

Bên cạnh đó, nho khô còn có nhiều tác dụng đến sức khỏe con người nhưàm giảm táo bón, giúp bạn loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.Trong nho khô rất giàu canxi, nên có thể bảo vệ bạn khỏi chứng loãng xương và chứng rối loạn về xương khác.

 

5. Thốt nốt

Là một chất làm ngọt tự nhiên được chế biến bằng cách cô đặc nước ép từ cây thốt nốt, đường thốt nốt có màu nâu đen, hạt thô và nguyên chất, không tinh chế. Đường thốt nốt không bị tẩy trắng như đường trắng.Vì vậy, các chất dinh dưỡng của nó vẫn được giữ nguyên như vitamin và khoáng chất, bao gồm kali, kẽm, sắt, và các vitamin B1, B2, B3 và B6.

Bạn nên sử dụng đường thốt nốt trong chè, bánh và quả. Đường thốt nốt còn là gia vị tuyệt vời cho một số món tráng miệng. Bạn có thể sử dụng đường thốt nốt thay thế hoàn toàn đường thường trong bất kỳ món ăn nào. Bạn sẽ có được cải thiện hương vị, cải thiện dinh dưỡng và chỉ số đường huyết thấp hơn tổng thể cho các món ăn của bạn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm