Mẹ trẻ hối hận vì để chồng ngủ phòng riêng trong thời gian ở cữ, lời tâm sự chạm tới trái tim nhiều người
5 món ăn từ "họ bầu bí" dễ nấu, ăn ngon để thanh nhiệt cơ thể, đón mùa hè khỏe mạnh / Bữa cơm mùa hè có món gỏi đu đủ kiểu Thái giòn ngon mát lành
Làm mẹ là một "nghề" siêu khó, ngay từ khi mang thai đến sau sinh, một người mẹ luôn bắtmình phải mạnh mẽ hơn, đặc biệt khoảng thời gian sau sinh. Nếu không chuẩn bị kĩ tâm lý, rất có thể các bà mẹ sẽ bị sốc bởi những áp lực chăm con và ngay cả sự thay đổi của chính bản thân mình.
Mới đây những lời chia sẻ trên mạng xã hội của một bà mẹ trẻ (30 tuổi) trong thời gian ở cữđã nhận được nhiều đồng cảmtừ nhiều bà mẹ bỉm sữa.
Điều thứ nhất: Tôi hối hận vì đã ngủ riêng phòng với chồng sau khi sinh con
Ban đầu, tôi nghĩ rằng việc ngủ phòng riêng có thể giúp chồng tôi có thời gian được nghỉ ngơi hơn, từ đó hỗ trợ tôi tốt hơn. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Việc ngủ riêng phòng khiến tôi cảm thấy cô đơn và bất lực khi phải đối mặt với việc cho bé bú và chăm sóc con vào ban đêm mà thiếu sự đồng hành từ chồng mình. Nếu có thể quay lại, tôi sẽ chọn ngủ chung phòng với chồng, để cả hai có thể chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con, cũng như hỗ trợ lẫn nhau tốt hơn.
Lẽ ra tôi không nên để chồng ngủ phòng riêng trong thời gian ở cữ. (Ảnh minh họa)
Điều thứ hai: Tôi hối hận vì để cả mẹ chồng và mẹ đẻ chăm sóc mình trong thời gian ở cữ
Tôi thực sự không muốn nhớ lại trải nghiệm khi ở cữ, nó như là một điều gì đó ám ảnh trong tâm trí tôi. Lúc đó sau khi sinh em bé, tôi nằm viện 5 ngày rồi về nhà ở cữ, cả mẹ đẻ và mẹ chồng tôi đều ở đó, tôi cứ nghĩ cả 2 mẹ con sẽ được yên thân nhưng thực tế không phải vậy.
Kinh nghiệm nuôi con nhỏ của 2 người xưa khác biệt hoàn toàn với tôi. Mẹ đẻ cho rằng phương pháp nuôi dạy con của bà là đúng, còn mẹ chồng thì cho rằng kinh nghiệm của mình là rất quý báu, thấy mâu thuẫn ngày càng leo thang, chồng tôi đi làm về vẫn phải đối mặt với những lời phàn nàn của mẹ chồng và cả mẹ tôi. Cuối cùng không còn cách nào để điều chỉnh mâu thuẫn nên tôi đành để cả 2 người mẹ về nhà của họ.
Đúc kết vấn đề này, tôi mong rằng những bạn bè khi sinh con, nhất định đừng để mẹ đẻ và mẹ chồng ở chung để chăm sóc mình, điều này dễ xảy ra xung đột, vô hình chung bạn sẽ bị áp lực từ cả 2 phía.
Điều thứ ba: Tôi hối hận vì không kiêng cữ sau sinh
Sau khi sinh con, tôi bị đau lưng sau sinh, cúi xuống còn không thẳng được chứ đừng nói đến việc bế con lên. Không chỉ vậy, vì tôi sinh mổ, vết thương những ngày đầu chưa hồi phục, cứ đau âm ỉ, con thì quấy khóc cả đêm, tôi phải thức để bế từ 1h sáng đến 4 giờ sáng.
Vì quá cầu toàn nên tôi gặp nhiều mệt mỏi sau sinh. (Ảnh minh họa)
Chưa kể đến mỗi đêm phải thức 2 lần dậy để hút sữa, cứ thế quay ra quay vào, chẳng thể chợp mắt được là bao nhiêu. Nghĩ lại khoảng thời gian này, tôi vẫn không hiểu tại sao mình có thể vượt qua được. Cảm giác bất lực thực sự rất khó chịu nhưng bạn phải tin rằng mọi khó khăn chỉ là tạm thời. Phải cố gắng chịu đựng để có kết quả tốt. Tôi cũng nhắc các mẹ không nên vội vàng làm việc sau khi sinh, nhất là khi cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn.
Điều thứ tư: Tôi cảm thấy hốitiếc đã không chụp nhiều hình ảnh chung với con
Bây giờ nhớ lại, tôi thật sự hối tiếc vì không chụp nhiều hình ảnh chung với con. Lúc mới sinh con, tôi luôn nghĩ rằng còn rất nhiều thời gian, con vẫn còn bé, sẽ còn cơ hội. Hơn nữa lúc này da mặt tôi nhiều mụn, vóc dáng thì xồ xề nên tôi không dám nhìn lại mình trong những bức hình đã chụp.
Tuy nhiên, thời gian trôi qua nhanh chóng, khi con lớn lên, những khoảnh khắc quý giá ấy đã qua đi mãi mãi. Nếu có thể nhận ra điều này sớm hơn, chụp nhiều hình ảnh và video hơn, có lẽ tôi đã có thể lưu lại nhiều kỷ niệm đẹp đẽ hơn.
Các bà mẹ nên làm gì trong thời gian ở cữ?
- Nghỉ ngơi đủ:Việc sinh con gây ra mệt mỏi cho cơ thể, nên bà mẹ cần nghỉ ngơi đủ để phục hồi sức khỏe. Hãy sắp xếp thời gian sao cho bạn có đủ giấc ngủ và thư giãn.
- Ăn uống cân đối:Ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng rất quan trọng để cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Hãy chú ý vào việc ăn các loại thực phẩm giàu protein, rau xanh, trái cây và chất béo lành mạnh.
- Chăm sóc vết thương sau sinh:Bà mẹ cần chăm sóc vết thương sau sinh một cách cẩn thận. Hãy tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về việc làm sạch và bảo vệ vết thương để tránh nhiễm trùng vànhanh chóng hồi phục.
- Vận động nhẹ nhàng:Dù sau sinh nhưng việc vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga có thể giúp cải thiện tâm trạng và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, hãy nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ kế hoạchvận động mới nào.
- Hỗ trợ cho việc cho con bú:Nếu bạn đang cho con bú, hãy tìm hiểu và thực hiện các kỹ thuật cho con bú đúng cách. Hãy chú ý đến việc ăn uống của mình và uống đủ nước để tăng cường sự sản xuất sữa mẹ.
- Chăm sóc tâm lý:Sinh con có thể là một thời kỳ căng thẳng về mặt tâm lý. Hãy thảo luận với gia đình và bạn bè để giữ cho tâm trạng của bạn luôn tích cực.
- Theo dõi sức khỏe:Đừng quên đi kiểm tra thường xuyên để theo dõi sự phục hồi của bạn sau sinh và để giải đáp mọi thắc mắc hoặc lo lắng về sức khỏe của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người