Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya
Những loại trà nên và không nên uống khi bị đau đầu / 3 loại trái cây không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là món thứ 3 có thể "đánh thức" tế bào ung thư
Dậy sớm chỉ là lành mạnh khi bạn ngủ sớm và đủ giấc. Nếu bạn đi ngủ lúc 10 giờ tối và dậy sớm vào sáng hôm sau có nghĩa là đã ngủ đủ giấc và có chất lượng giấc ngủ tố. Tuy nhiên, với những người thức khuya nhưng lại dậy từ sớm có nghĩa bạn đang bị thiếu ngủ.
Ảnh minh họa.
Thiếu ngủ có thể dẫn đến nồng độ cortisol - một loại hormone liên quan đến căng thẳng trong cơ thể gặp biến động. Cortisol khiến con người tỉnh táo hơn trước những kích thích bên ngoài, khiến họ dễ cáu kỉnh và mệt mỏi. Những người thiếu ngủ, giấc ngủ gián đoạn có thể dẫn đến tinh thần trì trệ, mệt mỏi sau khi thức dậy, suy giảm nhận thức, trầm cảm và nặng hơn là mất phương hướng hoặc lú lẫn...
Cùng với đó, sau một thời gian dài ngủ không đủ giấc có thể còn có thể khiến chức năng miễn dịch của cơ thể mất cân bằng, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhauvề đường tiêu hóa, béo phì, bệnh tim mạch và mạch máu não, bệnh Alzheimer...
Vì vậy, thức khuya và dậy quá sớm là điều không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất nên đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7 đến 9 tiếng.
5 nguyên nhân khiến bạn tỉnh giấc lúc nửa đêm1. Đi ngủ quá sớm
Một số người sợ ngủ không đủ giấc nên đi ngủ sớm vào lúc 8 đến 9 giờ tối. Nhưng nếu đi ngủ quá sớm, khi cơ thể chưa sẵn sàng để ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây mệt mỏi.
2. Ngủ trưa quá lâu
Nghiên cứu cho thấy ngủ trưa quá 30 phút sẽ rút ngắn gian đoạn ngủ sóng chậm vào ban đêm, đồng nghĩa với việc não có ít thời gian nghỉ ngơi sâu hơn.
Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khiến con người phải thức dậy giữa chừng hoặc dậy sớm. Chính vì vậy, nên kiểm soát việc ngủ trưa. Tốt nhất không nên ngủ sau 3 giờ chiều.
3. Nhiệt độ phòng quá cao
Môi trường bên ngoài quá nóng trước khi đi ngủ sẽ không có lợi cho việc đi vào giấc ngủ. Mặt khác, nó cũng sẽ phá hủy cấu trúc giấc ngủ bình thường và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn dậy sớm hơn.
4. Chơi điện thoại di động trước khi đi ngủ
Nhiều người có thói quen lướt mạng xã hội, xem TV… trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử này sẽ ức chế cơ thể tiết ra melatonin, khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ. Chính vì vậy, nên hạn chế sử dụng điện thoại di động trước khi đi ngủ.
5. Uống rượu trước khi đi ngủ
Một số người cho rằng uống chút rượu trước khi đi ngủ có thể giúp ngủ ngon hơn, nhưng thực tế, trong vài giờ đầu sau khi chìm vào giấc ngủ, cơ thể sẽ chuyển hóa rượu, gây ra tình trạng giật mình tỉnh giấc về đêm, bồn chồn và làm giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười