Mùa đông ăn lẩu cần tránh 5 loại rau này kẻo ngộ độc, hại dạ dày
Tuyệt chiêu dưỡng ẩm da tay khô nẻ trong mùa đông / Móng giò nấu canh xưa rồi, giờ phải đem trộn chua cay mới là "sành ăn"
Không nên ăn các loại nấm lạ
Nấm là một trong những nguyên liệu được nhiều người yêu thích và thường xuyên sử dụng trong món lẩu. Tuy nhiên, không phải loại nấm nào cũng an toàn khi ăn. Mọi người cần cẩn trọng, không sử dụng những loại nấm lạ vì chúng có thể gây ngộ độc.
Ngộ độc nấm rất nguy hiểm, có thể dẫn tới tình trạng nguy kịch, đe dọa tính mạng.
Rau kinh giới, cà chua không nên dùng với lẩu gà
Theo Đông y, thịt gà là vũ câm, thuộc phong mộc về tạng can. Trong khi đó, rau kinh giới có vị cay, tính ấm, tác dụng phá kết khí, hạ ứ huyết. Sử dụng rau kinh giới cùng lẩu gà sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt, ù tai, run rẩy, ngứa ngáy.
Ngoài ra, thịt gà cũng kỵ cà chua, tỏi nên hạn chế dùng 2 nguyên liệu này khi ăn lẩu gà.
Rau mồng tơi không nên ăn cùng lẩu bò
Theo Đông y, thịt bò tính ôn (ấm). Trong khi đó, rau mồng tơi lại có vị chua, tính hàn. Kết hợp hai thực phẩm này với nhau có thể gây đau bụng, khó tiêu, táo bón, khó chịu.
Rau chưa được rửa sạch
Điều quan trọng khi ăn lẩu là phải chọn nguồn rau sạch, rửa cẩn thận trước khi ăn. Bạn nên chọn mua rau có nguồn gốc rõ ràng bởi trên thị trường có bán các loại rau được phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng... có hại cho sức khỏe.
Sau khi mua rau về cần nhặt sạch, rửa nhiều lần với nước sạch. Các loại rau như rau cần, bông cải càng nên cẩn thận.
Rau tái, chưa chín kỹ
Khi ăn lẩu, hãy đảm bảo rau đã được nấu chín kỹ trước khi ăn. Thông thường, thực phẩm nhúng lẩu chỉ được nấu qua loa trong nước sôi. Như vậy không thể đảm bảo tiêu diệt hết các loại ký sinh trùng bám trên rau và người ăn có thể gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo