Đời sống

Mướp đắng mát và bổ nhưng ăn theo kiểu này dễ "đầu độc" cơ thể

Mướp đắng tốt cho sức khỏe tuy nhiên nếu kết hợp với một số thực phẩm khác sẽ gây hại khủng khiếp.

Điểm danh một vài vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải khi cơ thể có mùi / 8 nguyên tắc khi ăn dưa chuột ai cũng cần biết để bảo vệ sức khỏe

Không ăn mướp đắng cùng hải sản

Mước đắng (còn gọi là khổ qua) không nên ăn cùng các loại hải sản. Do hải sản chứa nhiều hợp chất asen hóa trị 5. Chất này gặp vitamin C trong mướp đắng sẽ nhanh chóng biến thành asen hóa trị 3 (hay còn gọi là thạch tín). Thạch tín là một chất cực độc, có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong.

Mướp đắng kỵ sườn heo chiên

Ăn hai món này cùng nhau sẽ tạo ra canxi oxalate, ngăn cản sự hấp thụ canxi của cơ thể.

Mướp đắng kỵ măng cụt

Hai thực phẩm này ăn cùng nhau sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, hệ tiêu hóa hoạt đọng kém. Bạn nên ăn mướp đắng và măng cụt cách nhau khoảng vài tiếng.

muop-dang-01
Ảnh minh họa.

Những người không nên ăn mướp đắng

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo nên không có lợi cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh.

Không những thế, loại quả này có khả năng kích thích tử cung, gây chảy máu và có thể dẫn đến sinh non.

Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể đi qua sữa mẹ, gây hại cho em bé.

 

Ngoài ra, ăn nhiều mướp đắng có thể làm hạ đường huyết, không tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Người huyết áp thấp

Mướp đắng chứa chất Charantin, Polypeptid-P và Vicine có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp. Do đó, người bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn loại quả này. Người bình thường cũng nên tránh dùng quá nhiều để không bị hạ huyết áp đột ngột.

Người vừa sau phẫu thuật

Do khả năng làm hạ đường huyết nên những người cần thực hiện phẫu thuật nên kiêng loại thực phẩm này. Tốt nhất nên ngừng ăn mướp đắng 2 thuần trước và sau thời gian phẫu thuật.

 

Người bị bệnh gan, thận

Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa loại quả này.

Ngoài ra, hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Người có bệnh tiêu hóa

Mướp đắng gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi nên những người có bệnh về đường tiêu hóa nên hạn chế ăn. Ăn loại quả này khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, gây tình trạng quá tải.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm