Đời sống

Nấu cá muốn không tanh lại cực thơm, chắc thịt, chỉ cần cho thứ này vào sôi 5 phút, chồng tấm tắc khen ngon

Sau khi nồi cá sôi 6-7 phút, cho gừng vào là hiệu quả khử tanh tốt nhất. Hành tây có thể cho vào sớm hơn, lúc đổ nước vào nồi cá kho là lúc có thể cho hành tây vào.

Chỉ cần 1 bắp ngô và mấy thìa cơm nguội có ngay món ngon không tưởng / Món ngon cuối tuần: Gà nướng chanh sả cả nhà khen ngon

Gừng và hành tây trong món cá kho có thể khử mùi tanh, nhưng nếu thời điểm cho vào không đúng, tác dụng sẽ mất đi.

Thực tế cho thấy, sau khi nồi cá sôi 6-7 phút, cho gừng vào là hiệu quả khử tanh tốt nhất. Hành tây có thể cho vào sớm hơn, lúc đổ nước vào nồi cá kho là lúc có thể cho hành tây vào.

Với món cá hấp, dùng hành lót dưới cá là tốt nhất, như vậy vừa có thể làm cá thơm hơn, vừa có thể làm cả con cá được chín đều hơn và không bị vỡ.

nguyen-lieu-lam-ca-hap-gung-sa
Ảnh minh họa

Nguyên liệu chuẩn bị

1 con cá cỡ vừa (rô phi, trắm, chép, cá quả...)

Gia vị

1/3 chén xì dầu (khoảng 3 muỗng canh)

30ml nước lạnh hay nước dừa tươi

 

1 trái ớt sừng thái lát

1/2 muỗng cà phê đường

1 củ gừng thái sợi; 2 nhánh hành lá thái khúc.

Đối với món cá hấp này, hai nguyên liệu không thể thiếu để cá luôn thơm là hành và gừng.

Cách làm cá hấp gừng

 

Bước 1: Cá làm sạch, rửa cá với muối cho sạch hoàn toàn. Dùng dao khứa vài đường trên mình cá.

Bước 2: Nước tương, đường, nước dừa tươi hòa chung trong 1 cái chén.

Bước 3: Nhét hành vào bụng cá, rắc ít gừng lên thân cá để cá thơm, đặt sẵn cá tên đĩa. Đổ 1/2 chén gia vị lên mình cá. Đặt đĩa cá vào xửng.

Bước 4: Nấu 1 nồi nước sôi, cho xửng cá lên hấp 7 - 10 phút. Sau đó, đổ bỏ phần nước của cá trong đĩa, rồi chan hết phần nước gia vị còn lại vào hấp thêm 5 - 7 phút nữa là cá chín (thời gian hấp còn tùy thuộc vào kích cỡ của cá).

Cho đĩa cá ra bàn, rắc thêm hành, ngò, gừng và ớt thái sợi.

 

5 nhóm người sau đây tốt nhất là không nên ăn cá

1. Nhóm người đang điều trị bệnh gút nặng

Đối với bệnh nhân đang trong quá trình điệu trị gút (gout), không nên ăn thực phẩm hải sản, vì có rất nhiều chất "dinh dưỡng" cho bệnh gút là purine trong thực phẩm như cá và tôm. Khi bệnh nhân đau khẩn cấp hơn, họ càng không nên ăn cá.

Nếu bạn muốn ăn, bạn có thể chọn cá có hàm lượng purine thấp, chẳng hạn như cá ngừ, mực và cá trích. Tránh ăn cá có hàm lượng cao như cá mòi, cá thu và mực.

2. Nhóm người bị rối loạn chức năng gan và thận

Bởi vì cá chứa protein chất lượng cao, protein chúng ta tiêu thụ chủ yếu được chuyển hóa ở gan và thận. Đối với những người bị tổn thương chức năng gan và thận nghiêm trọng, nếu protein được tiêu thụ quá mức, nó sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận.

 

Những người trong nhóm này nếu muốn ăn cá phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

3. Nhóm người bị dị ứng

Có nhiều người bị dị ứng với hải sản, chủ yếu là vì chúng là món ăn chứa nhiều protein, đây là một phản ứng dị ứng gây ra bởi loại protein đặc biệt này.

Những người đã từng bị dị ứng với cá và tôm nếu ở mức độ nặng thì nên cố gắng không ăn các loại cá đó trong tương lai, nếu không chúng sẽ tiếp tục gây dị ứng.

4. Nhóm người đang dùng thuốc

 

Khi bạn ăn cá, bạn không thể kết hợp với một số loại thuốc, chẳng hạn như chlorpheniramine và các chất đối kháng thụ thể histamine khác.

Tôm và cá chứa nhiều chất histidine, dễ chuyển đổi thành histamine trong cơ thể. Nếu có, nó sẽ ức chế sự phân hủy của histamine, điều này sẽ khiến một lượng lớn histamine tích tụ lại trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như đánh trống ngực, khó chịu ở vùng tim và chóng mặt.

5. Nhóm người bị bệnh rối loạn chảy máu

Mỡ cá chứa một lượng khá cao axit eicosapentaenoic, có thể ngăn cholesterol lưu lại trên thành mạch máu và giảm nguy cơ xơ cứng động mạch. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, nó sẽ ức chế trực tiếp sự kết tụ của tiểu cầu, do đó làm nặng thêm các triệu chứng chảy máu.

Ăn cá trong trường hợp này sẽ không có lợi cho sự phục hồi của bệnh, vì vậy hãy cố gắng không ăn cá cho những người có chức năng tiểu cầu bất thường và xuất huyết dị ứng.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm