Đời sống

Nếu bụng xuất hiện 3 dấu hiệu này thì hãy đi khám ngay kẻo ung thư 'ghé thăm'

Ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc ung thư, đặc biệt có hơn 2/3 trong số họ được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn giữa và cuối. Nếu trên bụng xuất hiện 3 dấu hiệu dưới đây, cảnh báo nguy cơ mắc ung thư cao.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư dạ dày / Cách làm mứt hạt sen trà hoa lài thơm ngon đón Tết

Những ai đã có một chút kiến thức về ung thư hẳn đều biết ung thư ở giai đoạn giữa và cuối là như thế nào? Điều này có nghĩa là các tế bào ung thư không còn giới hạn trong một bộ phận nào đó của bệnh, mà bắt đầu xâm nhập vào các cơ quan xung quanh, di căn theo hệ thống tuần hoàn máu và bạch huyết. Ung thư càng tiến triển thì tiên lượng càng xấu.

Nguyên nhân khiến tỷ lệ chẩn đoán ung thư giai đoạn đầu của người dân tương đối thấp có liên quan trực tiếp đến việc mọi người không hiểu rõ kiến thức liên quan đến ung thư và bỏ qua các triệu chứng thực thể.

Hiện nay, loại ung thư phổ biến nhất là ung thư các cơ quan nội tạng, như ung thư đường tiêu hóa, ung thư gan, ung thư phổi... Các cơ quan này đều nằm trong khoang bụng nên sau khi phát triển thành ung thư, ổ bụng của người bệnh cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng bất thường khác nhau.

Nếu có sự xuất hiện của 3 triệu chứng này trên bụng, cảnh giác là dấu hiệu của ung thư.

1. Đau bụng

Trên bụng xuất hiện 3 dấu hiệu sau đây chứng tỏ ung thư tìm đến bạn, cần đến bệnh viện khám kịp thời - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đau là triệu chứng điển hình nhất của bệnh ung thư. Hầu như tất cả các cơ quan nội tạng rắn trong cơ thể đều có thể trở thành ung thư. Bệnh tình ở mỗi giai đoạn sẽ có mức độ đau khác nhau. Ví dụ như ung thư gan có thể gây đau bụng trên bên phải, ung thư tuyến tụy có thể gây đau bụng trên giữa và ung thư ruột có thể gây đau bụng dưới...

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau âm ỉ, đau nhói hoặc đau kéo dài ở một bộ phận nào đó của bụng trong thời gian gần đây, nhưng bạn không thể nói được vị trí và cảm giác đau cụ thể. Sau khi dùng thuốc cũng không thuyên giảm và kéo dài hơn hai tuần, thì cần đến bệnh viện khám, bởi đây có thể là dấu hiệu của ung thư.

2. Cổ trướng

Trên bụng xuất hiện 3 dấu hiệu sau đây chứng tỏ ung thư tìm đến bạn, cần đến bệnh viện khám kịp thời - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Cổ trướng là tình trạng dùng để chỉ tình trạng tích tụ dịch bệnh lý hay nước trong khoang phúc mạc. Trên lâm sàng cho rằng, xuất hiện cổ trướng không nhất thiết là ung thư, nhưng nhất định là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng. Chẳng hạn như xơ gan và suy thận.

 

Nếu không phải là bệnh này, sự xuất hiện của cổ trướng có thể liên quan đến ung thư. Trên lâm sàng, bất kể loại ung thư cơ quan nội tạng nào, chỉ cần là xâm lấn vào phúc mạc, thì sẽ xuất hiện triệu chứng cổ trướng. Trong đó, cổ trướng do ung thư gan là bệnh thường gặp nhất, sự xuất hiện của nó có liên quan đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa và giảm protein máu.

3. Chướng bụng, chán ăn

Trên bụng xuất hiện 3 dấu hiệu sau đây chứng tỏ ung thư tìm đến bạn, cần đến bệnh viện khám kịp thời - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Nhiều người sẽ mù quáng nghĩ rằng đó là bệnh dạ dày mãn tính thông thường sau khi họ có các triệu chứng như chướng bụng và chán ăn. Nhưng trên thực tế, có nhiều yếu tố gây chướng bụng, chán ăn, ví dụ như sau khi gan, tuyến tụy và các cơ quan tiêu hóa phụ khác bị ung thư, chúng bị suy giảm chức năng, không tiết đủ mật và dịch tụy hoặc cản trở quá trình thải ra ngoài. Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể có các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, chướng bụng và đau bụng.

Nếu không mắc bệnh dạ dày mãn tính, trong khi các triệu chứng trên mới xuất hiện gần đây hoặc không thuyên giảm sau khi dùng thuốc điều trị bệnh dạ dày mãn tính và các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần thì đây có thể là dấu hiệu của ung thư, bạn nên đi khám.

 

Ngoài 3 triệu chứng bất thường trên, nếu sờ thấy khối u cứng, không đều, không đau, di động kém trên bụng thì bạn cũng cần đề phòng sự xuất hiện của khối u ác tính. Nếu bản thân gặp cả 3 dấu hiệu trên thì điều này có nghĩa là bạn cần khám sức khỏe tổng thể. Người bệnh nên thông báo chính xác cho bác sĩ các triệu chứng thực tế, tuổi tác, gia đình và tiền sử bệnh của mình rồi mới tiến hành khám theo chỉ định chuyên môn để được chẩn đoán chính xác nhất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm