Nguy hiểm với sữa tươi chưa tiệt trùng
5 thói quen khi nấu ăn làm tăng nguy cơ bị K, cái số 3 nhiều người mắc phải nhất / Một thứ rau gia vị quen thuộc, tưởng chỉ tô điểm cho món ăn hóa ra còn đem lại rất nhiều lợi ích
Sữa chưa tiệt trùng là gì?
Bạn cần thận trọng với sữa tươi chưa tiệt trùng. Nguồn ảnh: Internet
Sữa chưa tiệt trùng còn được gọi là sữa tươi thu được từ bò, cừu, lạc đà, trâu hoặc dê chưa được chế biến thêm (tiệt trùng). Sữa tươi và chưa tiệt trùng này có thể có các vi sinh vật nguy hiểm và bào tử của chúng như Salmonella, E coli, và Listeria, chịu trách nhiệm cho việc gây ra một số bệnh từ thực phẩm. Vì vậy, sữa chưa tiệt trùng rất dễ bị hư hỏng do vi khuẩn vì sữa rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và sinh sản của vi sinh vật.
Rủi ro khi uống sữa tươi chưa tiệt trùng
Sữa tươi chưa tiệt trùng có thể chứa những loại vi khuẩn nguy hiểm như E.coli, Salmonella, Listeria, Campylobacter và những loại vi khuẩn gây bệnh khác.
Những loại vi khuẩn này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch suy yếu như bệnh nhân cấy ghép tim mạch, ung thư, tiểu đường, những người bị HIV/AIDS,...
Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hoá, tiêu chảy, nôn mửa, thậm chí là các bệnh đe doạ đến tính mạng như hội chứng tan máu, suy thận, bệnh nhiễm trùng máu, bệnh sốt cấp tính,…
Hơn nữa, vi khuẩn Listeria thường có trong sữa tươi nguyên liệu có thể gây sẩy thai, khuyết tật hoặc tử vong cho trẻ sơ sinh.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), từ năm 1993 đến năm 2012, đã có 127 đợt bùng phát liên quan đến sữa tươi chưa được tiệt trùng hoặc các sản phẩm từ sữa tươi như kem hoặc sữa chua. Kết quả là 1.909 ca bệnh và 144 ca nhập viện.
Nếu sau khi uống sữa tươi bạn gặp phải các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu, sốt, nhức mỏi,… thì có thể bạn đã bị ngộ độc sữa. Khi đó bạn nên đến bệnh viện khám và điều trị.
Ai là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi uống sữa chưa tiệt trùng?
Trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và những người có sức đề kháng yếu (như người bị ung thư, ghép nội tạng, nhiễm HIV/AIDS) sẽ dễ bị nhiễm khuẩn nếu sử dụng sữa thô.
Trường hợp với những người khỏe mạnh cũng không hoàn toàn miễn nhiễm trước các loại vi khuẩn và vẫn có thể bị ảnh hưởng. Điều quan trọng là cần cân nhắc kỹ trước khi dùng và chỉ nên tiêu thụ khi sản phẩm đó có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Cách sử dụng sữa tươi an toàn
Thanh trùng là cách duy nhất để tiêu diệt vi khuẩn trong sữa. Thanh trùng là quá trình làm nóng sữa đến nhiệt độ đủ cao trong thời gian đủ dài để tiêu diệt vi trùng gây bệnh. Hầu hết các chất dinh dưỡng vẫn còn trong sữa sau khi được thanh trùng.
Quá trình thanh trùng làm mất hoạt tính của một số enzym trong sữa nhưng các nhà khoa học không cho rằng những enzym này quan trọng đối với sức khỏe con người. Một số chất dinh dưỡng có thể bị giảm đi phần nào trong sữa tiệt trùng như vitamin C nhưng chế độ ăn uống của chúng ta có rất nhiều nguồn cung cấp vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Sữa tươi nguyên liệu không phải là nguồn cung cấp vitamin C chính cho con người.
Sữa tiệt trùng được xử lý đúng cách và được người tiêu dùng sử dụng đúng hướng dẫn sẽ rất ít có khả năng chứa vi trùng gây bệnh. Vì vậy, chúng ta nên sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng để đảm bảo an toàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mẹ chồng bệnh nặng, tôi lao về quê với mục tiêu thừa kế – nhưng lời bà nói khiến tôi "đứng hình"
Kiếm 50 triệu/tháng vẫn không dám gửi tiền cho bố mẹ, tôi quyết định ly hôn vì câu nói lạnh lùng của vợ lúc mẹ chồng ốm
Thông gia vừa rời khỏi, mẹ chồng lập tức sai giúp việc lau nhà vì "bẩn," tôi xách đồ bỏ đi và để lại một câu nói khiến bà tức tím mặt
Một tuần sau khi ra ở riêng, tôi ‘muối mặt’ xin mẹ chồng cho về, nhưng câu trả lời của bà khiến tôi ám ảnh
Tử vi 12 con giáp ngày 16/11: Dậu tài chính hanh thông, Tý đối mặt thử thách
Chồng cũ đòi lại nhà sau 5 năm ly hôn: Hành động bất ngờ khiến tôi vừa giận vừa lo sợ