Nguyên tắc 3 tránh, 2 làm giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu
6 chiêu giúp phụ nữ U40 lúc nào cũng phơi phới như gái 20: Trẻ đẹp từ trong ra ngoài, ai cũng phải khen / Lấy lá lốt ngâm với nước này, chân đau nhức đến mấy chỉ cần bôi vài lần là đỡ
Lượng đường trong máu cao cũng gây ra nhiều vấn đề tương tự hạ đường huyết. Một số triệu chứng tăng đường huyết phổ biến mà bạn có thể gặp phải là mệt mỏi, nhức đầu, đi tiểu thường xuyên, mờ mắt, khát nước, khó tập trung, khô miệng, đói nhiều, lẫn lộn, khó thở, đau bụng.
Để cải thiện tình trạng tăng đường huyết bạn có thể dùng thuốc hoặc ăn uống và tập luyện lành mạnh. Bên cạnh đó, hãy nhớ nguyên tắc 3 tránh, 2 làm dưới đây để kiểm soát lượng đường trong máu tốt nhất.
Nguyên tắc 3 tránh
Tránh ăn uống không lành mạnh
Ăn uống phản khoa học là một trong những nguyên nhân hàng dầu khiến lượng đường trong máu tăng cao. Ví dụ như thói quen ăn quá nhiều, ăn quá nó, ăn không đủ 3 bữa/ngày, tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo có thể dẫn đến tích tụ mỡ thừa, gây bệnh béo phì và gia tăng đường huyết trong máu.
Tránh thói quen xấu
Một số thói quen xấu cũng có thể làm gia tăng lượng đường trong máu chẳng hạn như uống rượu bia thường xuyên, hút thuốc lá, lười vận động,… Những thói quen này chẳng những làm suy giảm khả năng miễn dịch mà còn khiến insulin không thể thực hiện tốt chức năng như bình thường. Điều này khiến cho lượng đường không được chuyển hóa sẽ tích lũy trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Từ đó gây ra bệnh tiểu đường.
Tránh thiếu ngủ
Nếu bạn ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm sức khỏe sẽ được tăng cường đồng thời phòng ngừa được các bệnh như rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, tiểu đường, béo phì,…
Nhưng nếu bạn thiếu ngủ thì có thể phá hủy khả năng miễn dịch, dẫn đến cơ thể không đủ khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Bên cạnh đó, thiếu ngủ cũng là suy yếu chức năng của insulin, suy giảm quá trình tiết ra các hormone có thể cải thiện tình trạng kháng insulin ảnh hưởng hoạt động chuyển hóa glucose, không có lợi cho sự ổn định của đường huyết.
Nguyên tắc 2 làm
Uống trà xanh
Trà xanh có chứa nhiều polyphenol có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh và có tác dụng hạ đường huyết. Nhưng không nên uống trà quá đặc và cũng không nên uống khi bụng đói.
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Thay vì ăn 3 bữa chính bạn có thể chia nhỏ nhiều bữa ăn và ăn ít hơn mỗi bữa. Việc này giúp hàm lượng carbohydrate đi vào hệ thống tuần hoàn với số lượng nhỏ, do đó đường dao động trong biên độ của máu sẽ nhỏ hơn. Nhờ vậy mà mang lại lợi ích trong việc ổn định đường huyết, tránh tình trạng đường huyết tăng cao quá mức.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ