Đời sống

Đậu phụ: Món ăn ngon rẻ nhiều người thích không ngờ lại hại nhiều hơn lợi đến sức khỏe thế này

Nếu biết được điều này chắc chắn rằng bạn sẽ không lạm dụng món ăn này nhiều nữa đâu nhé!

Nấu cơm bằng nước lạnh là sai lầm: Những thói quen bếp núc khiến nhiều người bị cười “thối mũi” / Vò nát rau ngót trước khi nấu là sai lầm: Rau mất chất, món ăn kém thơm ngon, mẹ thông thái chớ bỏ qua

Đậu phụ chứa hàm lượng lớn protein, canxi, vitamin E, không cholesterol và ít carbohydrate có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe nhất định. Theo Đông y, đậu phụ vị ngọt, tính lạnh, có công hiệu ích khí, hòa trung, sinh tân, giải độc; đậu phụ là món ăn có giá trị dinh dưỡng thường thấy trong bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, món ăn dù ngon nhưng cũng không nên ăn nhiều, nhất là đậu phụ, đối với nam giới, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

dung-an-qua-nhieu-dau-phu-boi-nhung-tac-hai-khung-khiep-nay-3-1558322459-186-width660height380

Ảnh minh họa

Một số tác hại khi ăn nhiều đậu phụ

Các vấn đề về nhận thức

Một nghiên cứu hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản đã chứng minh đậu phụ có ảnh hưởng đến bệnh sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer – hai căn bệnh gây ra những tác động tiêu cực đến sức khoẻ não bộ.

Đặc biệt, những người thường xuyên ăn đậu phụ ở tuổi thanh niên đến trung niên sẽ có khả năng nhận thức thấp hơn khi về già và nguy cơ chứng mất trí và bệnh Alheimer ngày càng gia tăng.

Dễ dẫn đến xơ vữa động mạch

 

Các chế phẩm từ đậu nành có chứa nhiều Methionin (một loại α-axit amin), dưới tác dụng của chất xúc tác, Methionin có thể chuyển hóa thành Cystein. Chất Cystein có thể làm tổn hại đến tế bào bên trong thành động mạch, khiến cho Cholesterol và Triglyceride (chất béo trung tính) lắng đọng trong thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.

Khiến bệnh gout phát tác

Đậu phụ chứa tương đối nhiều chất purine, đối với người bệnh gout việc đào thải purine thất thường và nồng độ axit uric trong máu cao, ăn nhiều đậu phụ dễ khiến bệnh gout phát tác.

Dẫn đến thiếu i-ốt

Đậu tương dùng để chế biến thành đậu phụ có chứa Saponin, chất này khiến cho i-ốt trong cơ thể bài tiết nhanh hơn. Ăn đậu phụ thường xuyên trong thời gian dài sẽ rất dễ làm cơ thể thiếu i-ốt, và dẫn đến các bệnh về thiếu i-ốt.

 

tac-hai-khon-luong-cua-viec-an-nhieu-dau-phu-229-110743

Thiếu hụt vitamin B12 và vitamin D

Mặc dù trong đậu nành có chứa một chất tương tự B12, nhưng những chất ấy không thể làm tròn nhiệm vụ giống như vitamin B12. Đó là lí do vì sao các thực phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ lại "góp phần" không nhỏ đến tình trạng thiếu hụt vitamin B12 của cơ thể, đặc biệt là ở những người ăn chay.

Đậu phụ làm tăng nhu cầu vitamin D của cơ thể, có nghĩa là ăn đậu phụ còn gia tăng sự thiếu hụt vitamin D và đẩy tình trạng này đến mức tồi tệ hơn.

Phá vỡ nội tiết tố nam và giảm lượng tinh trùng ở nam giới

Đậu nành có chứa isoflavone, một hợp chất làm tăng lượng estrogen trong cơ thể.

 

Nếu bạn là nam giới, tiêu thụ nhiều sản phẩm từ đậu nành bao gồm cả đậu phụ có thể phá vỡ sự cân bằng của các hormone sinh sản.

Thêm nữa, theo nhiều nghiên cứu từ trước đến nay thì mức tiêu thụ các sản phẩm từ đậu tương hàng ngày sẽ làm cho số lượng tinh trùng của nam giới giảm đi đáng kể.

dau_phu

Các nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Harvard, do Tiến sĩ George Charles Navarro hoàn thành từ năm 2000 đến năm 2006, đã cho kết quả đáng ngạc nhiên: mọi người ăn sản phẩm đậu nành mỗi ngày thì mỗi ml tinh dịch của mình chỉ có 41.000.000 tinh trùng, thấp hơn 20 triệu tinh trùng so với những người không ăn hoặc ít ăn đậu nành. Sự thiếu hụt tinh trùng này rất dễ dẫn đến vô sinh, nguy cơ này sẽ còn cao hơn nhiều lần ở những quý ông mắc bệnh béo phì.

Gây khó khăn cho hệ tiêu hoá

Các sản phẩm đến từ đậu nành như đậu hũ có chứa các chất ức chế enzyme mạnh, ngăn chặn hoạt động của enzyme trypsin ở tuỵ cùng với các enzyme proteolytic cần thiết cho sự tiêu hoá protein. Điều này không chỉ phá vỡ quy trình tiêu hoá lành mạnh, mà còn gia tăng các bệnh liên quan đến tuỵ.

 

Các vấn đề về tuyến giáp

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thyroid (Anh) cho thấy isoflavone trong các sản phẩm đậu nành như đậu phụ ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp và có thể cản trở sự hấp thụ tuyến giáp. Nghiên cứu cũng cảnh báo ăn nhiều đậu phụ có thể tăng nguy cơ phát triển tuyến giáp.

Sỏi thận

Đậu phụ rất giàu oxalat, chịu trách nhiệm gây ra sỏi thận. Theo kết luận của một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Agriculture and Food Chemistry (Mỹ), sau khi oxalat được hấp thụ vào cơ thể từ đậu phụ, nó được bài tiết vào nước tiểu nhưng không thể chuyển hóa. Trong nước tiểu, nó kết hợp với canxi để tạo thành dạng muối không hòa tan của canxi oxalat, kết tủa tạo thành sỏi thận.

benh-soi-than-co-nguy-hiem-khong-1-copy

Ngăn ngừa hấp thụ chất khoáng

 

Đậu phụ có chứa axit phytic, liên kết với các chất khoáng như đồng, kẽm, canxi, magiê, do đó, nó ngăn ngừa đường ruột hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Tăng nguy cơ ung thư vú

Trong khi nhiều nghiên cứu được tiến hành để kiểm tra khả năng ngăn ngừa ung thư vú của đậu phụ, một nghiên cứu trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition (Mỹ) cho thấy hàm lượng isoflavone trong đậu phụ có thể gây đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh ung thư vú.

Ăn đậu phụ bao nhiêu là đủ?

Đậu phụ nhìn chung tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều. Người già, người bị thận, thiếu máu, thiếu sắt, bệnh gout, xơ vừa động mạch… càng nên hạn chế ăn đậu phụ. Chỉ nên ăn đậu phụ 3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 gram.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm