Đời sống

Nhận biết thịt bị nhiễm giun sán bằng mắt thường

Bằng cách dưới đây bạn có thể nhận biết thịt bị nhiễm giun sán bằng mắt thường.

Đậu rồng: Thực phẩm "vàng" cho sức khỏe / 6 loại phụ gia thực phẩm cần tránh sử dụng nhiều

Người ăn phải thịt lợn nhiễm sán nguy hiểm như thế nào?

Nhận biết thịt bị nhiễm giun sán bằng mắt thường

Thịt lợn nổi hạch trắng cả trước và sau khi chế biến. Ảnh: vnexpress

Sán thường nhiễm trong thịt lợn có tên là Cysticercus cellulosae. Khi xâm nhập vào cơ thể người, sán không phát triển ngay thành những con giun nhỏ, mà tiếp tục tồn tại dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u di chuyển trong da và mô mềm.

Những khối u di động này thường xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng. U dần chuyển thành một nốt nhỏ hoặc một khối phù nề, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương như rối loạn tri giác, liệt nửa người, hôn mê.

Ấu trùng sán còn có thể di chuyển vào nội tạng như gan, phổi, gây đau bụng, ho, đau ngực, khó thở. Chúng di chuyển vào mắt làm xuất huyết, giảm thị lực, dẫn đến mù lòa. Khi chúng chui vào hốc tai, hốc mũi gây nhức tai, viêm mũi.

Trẻ nhỏ bị ấu trùng sán lợn tấn công lên não sẽ gây ảnh hưởng đến việc học tập như giảm chú ý, mất tập trung, co giật.

Do vậy, để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn, người dân không nên ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

 

Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi; quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn.

Cách nhận biết thịt lợn bị nhiễm sán bằng mắt thường

Để nhận biết thịt lợncó nhiễm giun sán hay không, hãy nhìn vào những cơ vận động nhiều như cơ gốc lưỡi, phần thịt cơ đùi. Nếu phát hiện thấy có những hạt như hạt gạo nếp màu trắng, đó chính là ấu trùng sán và nó thường tập trung thành từng bọc trong thịt. Thậm chí nếu mật độ giun sán nhiều, khi cắt trứng ấu trùng sẽ rớt ra bên ngoài. Vì vậy, bạn hãy quan sát thật kĩ lúc mua nhé.

Loại thịt lợn nhiễm sán được dân gian gọi là lợn gạo. Có thể có ít hoặc nhiều nang sán trong miếng thịt, vì vậy, người tiêu dùng nên chú ý quan sát kỹ trước khi mua, nhất là những vùng thịt có gân mỡ như thịt vai, thịt bắp, thịt thủ…

Cách nhận biết đơn giản nhất là bạn dùng dao cắt theo chiều dọc của miếng thịt và nhìn thật kỹ phần mặt cắt. Còn thớ thịt có những hình sợi hoặc hình bầu dục to bằng hạt đậu, màu trắng hoặc vàng xám nằm song song với thớ thịt thì nên loại bỏ vì miếng thịt đã bị nhiễm sán.

 

Sán trưởng thành thành sán dây, có thể dài đến 7m khiến người bị nhiễm sán suy dinh dưỡng, ốm yếu, tiêu chảy. Thậm chí ấu trùng sán có thể làm tổn thương não, mắt, da, cơ…

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm