Những bộ phận của lợn ‘cực kỳ độc’, nên hạn chế ăn nếu không muốn bị ung thư
7 kiểu ăn dưa chuột vừa mất chất lại cực kỳ độc hại cho sức khỏe / Mắc những bệnh này cấm kỵ ăn rau muống vì cực kỳ độc
Thịt lợn là món ăn thường xuất hiện nhất trên mâm cơm của người Việt hàng ngày. Ăn thịt lợn giúp cung cấp nguồn chất đạm, chất béo, khoáng chất… mà cơ thể cần để hoạt động và làm việc. Thịt lợn ngon, dễ ăn, dường như ai cũng có thể ăn được loại thịt này một cách dễ dàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được toàn bộ những bộ phận trên con lợn.
Tùy theo tính chất, bộ phận của lợn, có những người nên ăn mỡ, có người nên ăn nạc… nói chung từng bộ phận của lợn nên được sử dụng phù hợp với sức khỏe người tiêu dùng.
Các chuyên gia khuyên rằng những bộ phận sau đây của lợn không nên ăn nhiều:
Óc lợn
Óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày.
Khi đó, thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch,…
Còn chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.
Thịt cổ lợn
Hàm lượng chất béo trong cổ heo rất lớn, ăn quá nhiều không chỉ khiến tăng cân đột ngột mà còn gây ra nhiều vấn đề về tim và mạch máu não. Ngoài ra, cổ heo cũng có các hạch bạch huyết, một hệ thống của cơ thể có chức năng lọc và bẫy giữ các vi sinh vật lạ, tế bào viêm, độc chất, ăn thường xuyên có thể gây ra nhiều chứng bệnh.
Thịt cổ heo có hệ thống hạch phức tạp, khó loại bỏ hết hoàn toàn khi chế biến, cơ thể người sẽ tiếp nạp một lượng lớn vi khuẩn và chất độc khi ăn, có thể dẫn đến ngộ độc hoặc nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.
Gan lợn
Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.
Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Vì thế, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.
Phổi lợn
Phổi heo là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và độc tố. Hơn nữa, heo thường có thói quen hít thở sát đất nên những bụi bẩn, ký sinh trùng, bệnh dịch sẽ lưu lại trong phổi heo và rất khó để đào thải, thanh lọc. Vì vậy, nếu ăn phổi heo không sơ chế đúng cách rất dễ bị ngộ độc hoặc nhiễm bệnh.
Mỡ lợn
Mỡ heo là thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là ở những người mắc bệnh hoặc có nguy cơ béo phì, người có bệnh tim mạch hay mỡ máu cao và người lớn tuổi. Mỡ heo là các axit béo bão hòa nên rất khó để tiêu hóa và khiến cholesterol trong máu tăng cao. Trong mỗi 1 gram chất béo cung cấp tới 9 kcal, trong khi 1 gram chất đạm hay đường chỉ cung cấp 4 kcal nên đối với người ăn kiêng hoặc thừa cân, béo phì thì mỡ heo chính là kẻ thù của bạn.
Bì lợn
Protein trong bì heo rất khó tiêu. Bì heo còn có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp mà lại chứa nhiều cholesterol xấu sẽ gây ra bệnh tim mạch, cao huyết áp và béo phì.
Ngoài ra, nếu không được cạo sạch lông và chế biến sạch sẽ, bì heo sẽ mang nhiều ký sinh trùng và độc tố gây bệnh vào cơ thể người.
Chân giò, móng giò
Chân giò, móng giò chủ yếu chứa protein, canxi, sắt, vitamin A, B, C… các chất có lợi cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, lượng chất béo trong chân giò, móng giò sẽ cản trở quá trình tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, chất béo này cũng không tốt cho người có dấu hiệu cholesterol tăng cao.
Lòng già, lòng non
Lòng heo chứa nhiều đạm nên là thực phẩm lý tưởng cho người bệnh đang hồi phục sức khỏe, đặc biệt là những người vừa phẫu thuật xong.
Ăn ruột lợn là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn yêu thích này có nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn đe dọa sức khỏe của bạn.
Khi chúng ta ăn thứ này, chúng ta có thể quên một điều, ruột già của lợn là nơi lưu trữ các sản phẩm thải của thức ăn sau tiêu hóa.
Ruột lợn là nơi các vi sinh vật sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ có nhiều ký sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Thế nhưng, lòng lợn chứa nhiều protein và cholesterol – những chất không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu và rối loạn chuyển hóa.
Hơn nữa, lòng heo nếu không được chế biến sạch sẽ và nấu chín sẽ mang theo nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như vi khuẩn E.Coli, các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…
Tiết canh
Trong số các thực phẩm có bổ sung sắt, tiết lợn đứng đầu danh sách lựa chọn. Miễn là lợn khỏe mạnh, các sản phẩm làm từ tiết của nó là có thể sử dụng được.
Nhưng nếu bạn không cẩn thận mua tiết lợn chết, lợn ốm hoặc tiết không còn tươi thì đó là một vấn đề khác.
Tiết của lợn nếu ăn chín sẽ không sao nhưng rất nhiều người có sở thích ăn tiết canh.
Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn tiết canh lợn chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ