Nông dân 9X lãi lớn nhờ nuôi con "ngủ ngày, cày đêm", mê ăn chuối
Cảng Sơn Trà lần đầu tiên tiếp nhận tàu trên 18.000DWT / Lãng phí khi vàng ‘ngủ đông’, cần thay đổi thói quen tích trữ
Năm 2010, sau khi tốt nghiệp THPT, anh Phan Hữu Sơn (SN 1992, trú thôn Khe 5, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) ra Hà Nội làm việc trong một xưởng sản xuất nhôm kính.
Suốt thời gian đó, anh luôn ấp ủ ước mơ trở về quê làm giàu bằng mô hình chăn nuôi. Để thực hiện ước mơ, chàng trai trẻ xác định phải có một chút vốn khởi nghiệp nên luôn chăm chỉ làm việc, tích góp.
Anh Sơn mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng vào trang trại nuôi chồn hương (Ảnh: Hoài Anh).
Đến năm 2021, anh quyết định xin nghỉ việc ở thành phố, mang theo toàn bộ tiền tiết kiệm sau bao năm vất vả để trở về quê hương khởi nghiệp.
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, anh Sơn cải tạo khu vườn rộng 50m2 của gia đình để nuôi 5 cặp chồn hương đầu tiên với mức đầu tư hơn 400 triệu đồng.
"Để có được trang trại chăn nuôi này, tôi nhận được sự hỗ trợ lớn từ gia đình, bạn bè. Khi thấy tôi nghiêm túc và có ý chí, họ đã động viên và hỗ trợ cho vay thêm", anh Sơn kể.
Chồn hương có giá trị kinh tế cao (Ảnh: Hoài Anh).
Cũng giống như mọi người mới khởi nghiệp, thời gian đầu anh Sơn cũng "sống dở chết dở" vì thiếu kinh nghiệm nênchồn hương gặp nhiều bệnh về đường ruột. Ngoài ra, chồn hương khá nhát nên khi có mùi lạ hoặc thiếu sữa, chúng sẽ hoảng loạn và cắn nhau.
Nhờ kiên trì chăm sóc, học hỏi, anh Sơn không chỉ nuôi chồn hương khỏe mạnh mà còn giúp chúng phát triển nhanh. Theo anh,việc nuôi chồn quan trọng nhất là cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và đảm bảo nguồn thức ăn.
Chồn mê ăn chuối, trứng và cá. Gia đình anh Sơn tự sản xuất các loại thức ăn này để đảm bảo chất lượng và giảm kinh phí. Riêng chuối, anh Sơn trồng hơn 300 gốc trong vườn nhà.
"Với chồn sinh sản, chúng kiêng mùilạ. Vì thế, tôi thường một mình ở trang trại để cho chúng ăn uống và kiểm tra. Ngoài ra, loài này là giống ngủ ban ngày và hoạt động vào ban đêm. Vì thế, ban ngày, tôi thường tranh thủ vào rừng tìm tổ ong lấy mật, buổi tối tôi sẽ chăm sóc chồn", anh Sơn bật mí.
Anh Sơn trồng hơn 300 gốc chuối trong vườn nhà để đảm bảo nguồn thức ăn cho chồn (Ảnh: Hoài Anh).
Sau khi nắm chắc kỹ thuật nuôi, đến nay, anh Sơn quyết định mở rộng diện tích trang trại lên gần 100m2, chia thành 2 khu gồm nơi sinh sản và nơi nuôi con giống. Tổng kinh phí đầu tư khoảng gần 1 tỷ đồng.
Mỗi năm, anh Sơn cung cấp ra thị trường hơn 30 cặp chồn giống và 30 con chồn thịt. Giá mỗi cặp chồn giống giá 7-16 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí, anh Sơn thu lãi khoảng 300-400 triệu đồng/năm.
Theo ông Hoàng Văn Thư, Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1, trang trại nuôi chồn hương của anh Phan Hữu Sơn cho nguồn thu nhập ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế mới. Anh Sơn cũng trở thành tấm gương lan tỏa phong trào khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm cho người trẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2