Đời sống

Quả nhót: Những công dụng tuyệt vời trị ho và hen suyễn các mẹ cần lưu tâm

Không chỉ là loại quả ăn vặt được đông đảo chị em yêu thích, quả nhót còn là một bài thuốc hữu hiệu chữa một số bệnh như ho, hen suyễn. Hãy sử dụng nhót thay vì dùng thuốc để thấy tác dụng bất ngờ.

Giấm táo kết hợp cùng 1 nguyên liệu có sẵn trong bếp, có ngay ly nước trị viêm xoang cực hiệu quả / Tôm rất giàu canxi nhưng có 1 bộ phận "cực độc", nhiều người tưởng bổ nên vẫn ăn

Trị ho, đờm bằng quả nhót

Nhót là loài cây sinh trưởng ở nhiều nơi, thường ra hoa từ tháng 1 - 2 và cho quả từ tháng đầu tháng 3. Vậy nên, ở trên khắp phố phường Hà Nội vào những ngày này, người đi đường rất dễ bắt gặp những gánh hàng bán đầy nhót xanh, chỉ độ 1 - 2 tuần nữa, những quả nhót chín đỏ cũng sẽ về ngập các con phố.

Nhót không chỉ được biết đến là một thứ quà ăn vặt ngon lành của các chị em và các cô cậu học sinh, nhót còn được biết đến như một phương thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền, chuyên dùng để trị những chứng bệnh thường gặp như ho, hen suyễn, kiết lỵ...

chua-ho-tru-dom-bang-vai-qua-nhot-se-thay-tac-dung-khong-ngo
Quả nhót không chỉ có tac dụng trị ho mà còn có thể đánh tan đờm. Ảnh minh họa

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa - phòng khám Đông y Tuệ Lãng cho biết: "Nhót có thể xem là một vị thuốc dân gian hữu dụng và dễ tìm. Quả hình bầu dục, thịt quả màu đỏ và phần hạch cứng bên trong đều có thể dùng làm thuốc. Phần thịt quả khi chín có vị chua và hơi chát nhưng tính bình, khi ăn vào có thể tác động đến phần phế và đại tràng của con người. Do vậy, quả nhót có thể dùng để trị các bệnh như ho hen, kiết lỵ, tiêu chảy..."

Bài thuốc đơn giản nhất có dùng đến vị quả nhót là để trị ho. Lương y Nghĩa nói: "Dùng 8 - 10 quả nhót mỗi ngày, có thể sắc uống, hãm nước nóng hay phơi khô tán bột. Nhưng muốn tăng hiệu quả hơn thì có thể sắc chung với trần bì, quất rồi uống chia uống 3 lần mỗi ngày, không chỉ trị ho mà còn giúp trừ đờm".

Ngoài ra, để chữa bệnh hen suyễn, có thể dùng 30g lá nhót khô sao vàng, tán mịn sau đó hòa vào nước chắt cơm để uống; hoặc thái nhỏ lá rồi sắc lên uống.

Nói thêm về cách sử dụng quả nhót khi làm thuốc, lương y Nguyễn Đức Nghĩa cho hay: "Trị chứng kiết lỵ thì dùng rễ nhót 40g, rễ mơ 20g sắc uống, hoặc cũng có thể chỉ cần sắc 5 đến 8 quả nhót phơi khô để uống, dùng liên tục 10 ngày. Khi uống phải tránh đồ ăn tanh, lạnh.

Còn để cầm tiêu chảy thì có thể dùng 30g quả nhót phơi khô sao cho chín vàng rồi chưng cách thủy, có thể sao chung với 30g quả sơn trà để tăng hiệu quả".

Dù có tác dụng với sức khỏe nhưng khi ăn nhót phải lưu ý ăn khi đã no bụng để tránh ảnh hưởng đến dạ dày cũng như hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ Đông Y về cách dùng, liều dùng với quả nhót trước khi sử dụng.

Những đối tượng không nên ăn nhót

Trẻ nhỏ

Loại quả này không phù hợp với bé dưới một tuổi, những trẻ lớn hơn cũng cần hạn chế vì dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ đang còn quá non nớt có thể chưa thích nghi được với vị chua của nhót.

Người bị viêm loét dạ dày

Tính axit cao của loại quả này có thể làm tăng các cơn đau khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Người bị hội chứng ruột kích thích

Những người bị hội chứng ruột kích thích (bị táo bón xen lẫn với tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, trướng hơi,...) cũng nên kiêng nhót.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm