Đời sống

Quả quê từng bị lãng quên, nay thành đặc sản đắt đỏ được săn lùng khắp thành phố

DNVN - Từng là thứ quả dân dã rụng đầy gốc, chẳng ai buồn nhặt, nay nhót một loại quả quen thuộc với người Việt lại trở thành đặc sản “gây sốt” tại các đô thị lớn, được săn lùng với giá cao bất ngờ.

Lỗ nhỏ trên ổ khóa có tác dụng gì? Hóa ra là "vũ khí bí mật" chống kẹt gỉ, ít ai ngờ đến / Bí quyết luộc măng tươi hết đắng, khử độc: Thêm loại nước nhà nào cũng có

Từ thứ quả quê mùa đến “đặc sản thành thị”
Nhót – hay còn gọi là lót, hồ đồi tử – vốn là loại quả gắn liền với tuổi thơ của nhiều người miền quê. Những quả nhót xanh chát hay nhót chín đỏ mọng một thời chỉ là món quà vặt dân dã, ít được mua bán, thậm chí thường xuyên rụng đầy gốc mà không ai ngó ngàng.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thế nhưng hiện tại, nhót đã “lột xác” ngoạn mục. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chó Minh, loại quả này đang được chị em văn phòng ráo riết tìm mua. Giá bán cũng khiến nhiều người bất ngờ: từ 15.000 – 20.000 đồng mỗi lạng, tương đương 150.000 – 200.000 đồng/kg. Dù giá không hề rẻ, nhót vẫn luôn trong tình trạng “cháy hàng” vào mùa.
Không chỉ là món ăn chơi – nhót vào bếp và cả… tủ thuốc
Không chỉ để ăn vặt với muối ớt, nhót ngày nay còn được các bà nội trợ sáng tạo thành nhiều món ăn hấp dẫn: canh chua nhót, gỏi cuốn nhót xanh, nộm nhót xanh… tạo nên hương vị vừa lạ miệng, vừa bắt mắt.
Đặc biệt, nhót còn được giới chuyên gia đánh giá cao về dược tính. Theo Lương y Nguyễn Hữu Trọng (Hội Nam Y Việt Nam), tất cả các bộ phận của cây nhót – từ quả, lá đến rễ – đều có thể dùng làm thuốc.
Canh quả nhót.

Canh quả nhót.

Thành phần dinh dưỡng trong quả nhót gồm protid, glucid, các acid hữu cơ, canxi, phốt pho và sắt. Lá và rễ chứa tanin, saponozid, polyphenol… giúp nhót trở thành phương thuốc dân gian quý giá.
Trong Đông y, quả nhót có vị chua chát, tính bình, hỗ trợ chữa tiêu chảy, lỵ, ho hen suyễn, cảm sốt, trong khi lá có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, long đờm. Rễ cũng được dùng để tiêu viêm, giải độc.
Một số bài thuốc dân gian từ quả nhót
Chữa sốt, ho: Dùng 30g lá nhót khô, 12g vỏ rễ dâu tẩm mật. Sắc với 300ml nước lấy 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa tiêu chảy, lỵ: 7–8 quả nhót sắc lấy nước uống, ngày 1–2 lần.
Trị mụn nhọt ngoài da: Dùng rễ nhót nấu nước tắm.
Chữa hen suyễn, nhiều đờm: Lá và rễ nhót 16g, lá và rễ táo 12g, hạt cải củ 6g, hạt cải canh 6g. Sắc với 400ml nước lấy 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng nhót
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) khuyến cáo, dù nhót có nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng nên ăn:
Người bị đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhót xanh vì tính chua, dễ gây kích thích.
Không nên ăn khi đói để tránh cồn ruột, đau bụng.
Người thể hàn (cơ thể lạnh), hội chứng ruột kích thích nên tránh dùng.
Trước khi ăn cần rửa sạch và chà sạch lớp vảy trắng trên vỏ nhót để tránh gây đau họng.
Trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không dùng bất kỳ bài thuốc nào từ nhót. Trẻ lớn hơn cần có người giám sát khi ăn để tránh hóc.
Ngoài ra, khi sử dụng nhót như một vị thuốc, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc lương y để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Như Ý (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm