Loài cá “nhân sâm nước” giàu canxi gấp 6 lần cá chép, cực tốt cho sức khỏe nam giới
Lưu ý khi ăn sầu riêng để không bị tăng cân, nóng trong người / Cơ thể sẽ ra sao nếu bạn ngừng ăn cơm 1 tháng?
Cá chạch là cá nước ngọt, thân dài, da trơn, hình dáng giống lươn nhưng nhỏ và ngắn hơn, thường sống ở tầng đáy hoặc trong bùn. Tuy không phổ biến trong mâm cơm hằng ngày, nhưng cá chạch từ lâu đã được y học cổ truyền đánh giá cao với nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt là nam giới.
Theo tài liệu Đông y, cá chạch có vị ngọt, tính bình, không độc, giàu đạm và khoáng chất, được xem như một phương thuốc tự nhiên hỗ trợ bổ huyết, giải độc, tăng cường chức năng gan, thận, và đặc biệt là cải thiện sinh lý nam giới. Từ việc hỗ trợ điều trị các chứng như liệt dương, xuất tinh sớm, đến rối loạn cương dương, cá chạch được coi là một "thần dược" tự nhiên giúp phái mạnh lấy lại phong độ.
Ảnh minh họa.
Hàm lượng canxi vượt trội, gấp 6 lần cá chép
Dữ liệu từ bảng thành phần thực phẩm Việt Nam cho thấy, trong 100g cá chạch có chứa:
110 kcal năng lượng
20,4g protein
3,2g lipid
109mg canxi
231mg phốt pho
Đáng chú ý, lượng canxi trong cá chạch cao gấp 6 lần cá chép và vượt xa nhiều loại hải sản quen thuộc khác như mực. Ngoài ra, cá còn chứa Lysine – một loại axit amin quan trọng giúp tăng hấp thu canxi, hỗ trợ phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ và tăng cường sức khỏe xương khớp.
Không phải ai cũng nên ăn cá chạch
Mặc dù tốt cho sức khỏe, cá chạch không nên kết hợp với thịt chó, tiết canh chó hay cua – những tổ hợp được Đông y cho rằng dễ gây xung khắc, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Người mắc chứng âm hư, hỏa vượng cũng nên hạn chế ăn loại cá này để tránh tác dụng ngược.
3 bài thuốc dân gian từ cá chạch: Vừa ngon vừa chữa bệnh
Ngoài cách chế biến thông thường, cá chạch còn là nguyên liệu cho nhiều bài thuốc dân gian đơn giản mà hiệu quả. Dưới đây là 3 cách nấu cá chạch để hỗ trợ điều trị một số vấn đề sức khỏe:
1. Giải độc gan, trị kén ăn
Nguyên liệu: 5–6 con cá chạch, 300ml rượu hoặc 600ml nước, một lát gừng
Cách làm:
Làm sạch cá, lọc thịt, giữ lại xương.
Rán mềm xương bằng lửa nhỏ, sau đó cho thịt vào rán cùng.
Thêm rượu hoặc nước, gừng, đun nhỏ lửa đến khi nước sánh như sữa.
Nêm muối, hạt tiêu, ăn cả nước và thịt.
Tốt cho người suy nhược, gan yếu, chán ăn, yếu sinh lý.
2. Giải cảm, trị mệt mỏi
Nguyên liệu: 300g cá chạch, 50g hạt hẹ
Cách làm:
Cá làm sạch, bỏ nội tạng. Hạt hẹ gói vải.
Đun cá và hạt hẹ với 500ml nước, thêm chút muối.
Khi nước cạn còn một nửa, vớt hạt hẹ, ăn cá, uống nước. ➤ Ăn liên tục 10 ngày giúp hồi phục thể lực, giảm cảm cúm.
3. Trị vàng da, tăng cường sinh lý
Nguyên liệu: 300–500g cá chạch, 100g lạc nhân, 300g gạo tẻ, dầu ăn, muối, xì dầu, hành, rau thơm
Cách làm:
Nấu cháo từ gạo, muối.
Cá lọc xương, ướp với dầu, xì dầu, muối, đường.
Khi cháo gần chín, cho cá vào nấu tiếp.
Dùng đều giúp phục hồi sức khỏe, cải thiện sinh lý, giải độc gan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ăn bưởi mỗi ngày: Lợi ích tuyệt vời, những lưu ý quan trọng và thời điểm “vàng” để thưởng thức
Khử mùi tủ lạnh bằng giấy vệ sinh: Mẹo vặt gây bất ngờ cho hàng triệu bà nội trợ
Bôi kem đánh răng lên lược, mẹo nhỏ bất ngờ giúp bảo vệ tóc và da đầu
Lòng đỏ trứng luộc chuyển màu xanh đậm có ăn được không?
Thợ điện cảnh báo: Tuyệt đối không đặt 3 món đồ này lên nóc tủ lạnh nếu không muốn thiết bị nhanh hỏng, hóa đơn điện tăng vọt
Bí quyết luộc măng tươi hết đắng, khử độc: Thêm loại nước nhà nào cũng có