Rau muống nhiều sắt, canxi nhưng 5 kiểu người này càng ăn càng "đoản thọ"
4 món ăn sáng có vừa giúp no lâu vừa giảm cân hiệu quả, chị em nên ghim lại ngay / 2 'giờ vàng' uống sữa hấp thụ hết canxi mà không mất sắt, ai không biết là thiệt thân
Theo Đông y thì rau muống vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải độc, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón... cho con người rất tốt. Ngoài ra, trong rau muống có chứa 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie… tốt cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ táo bón.
Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được rau muống.
Những kiểu người không nên ăn rau muống
Người đang có vết thương: Rau muống khá lành tính nhưng với những người đang có vết thương trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích sinh tế bào gây sẹo, làm xấu da mất tính thẩm mỹ. Nếu bạn ăn nhiều rau muống còn khiến cho vết thương hở bị mẩn ngứa, khó liền sẹo. Chính vì thế, chỉ nên ăn rau muống khi vết thương đã khỏe hẳn, liền thành sẹo mà thôi.
Người mắc bệnh gout, sỏi thận: Trong thành phần dinh dưỡng củarau muốngchứa nhiều dưỡng chất, sắt, canxi nên với những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống. Khi bạn ăn nhiều rau muống thì càng làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, bạn nên ngưng việc ăn rau muống lại ngay.
Người mắc bệnh viêm khớp: Với những người đang mắc bệnh viêm khớp, hoặc viêm khớp cấp tính hoặc thường xuyên mắc bệnh đau nhức xương khớp thì không nên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày. Nguyên nhân là rau muống sẽ khiến cho những cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi.
Người hệ tiêu hóa yếu: Trong rau muống thường dễ bị nhiễm giun, sán, ký sinh trùng sán lá tên fasciolopsis buski thường có trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn rau sống. Bên cạnh đó, những người có hệ tiêu hóa yếu đang bị tiêu chảy hoặc khó tiêu ăn vào thì càng làm cho bệnh tình thêm tăng nặng hơn.
Người đang uống thuốc: Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thi không nên ăn rau muống. Những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đêm tân hôn, chú rể 27 tuổi sốc nặng khi nhìn diện mạo thật của vợ mới cưới 31 tuổi sau tẩy trang, netizen: Anh đã bị lừa thảm hại
Vào ngày 2/2, 4 con giáp sau đây sẽ thay đổi vận mệnh, rước được thần Tài vào nhà, năm mới nhiều may mắn
Tử vi ngày 2/2/2025 của 12 con giáp: Tuổi Hợi đón lộc lớn, Tuất cần cẩn trọng
Bộ ảnh Tết chuẩn “bà hội đồng” trong nhà cổ 130 năm tuổi của nhóm Gen Z miền Tây
Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
Với 6 cây cảnh 'thả đâu sống đó' này, bạn sẽ trở thành chuyên gia làm vườn mà chẳng cần nỗ lực nhiều!