Rối loạn giấc ngủ kiểu này có thể khiến bạn tăng nguy cơ rất cao mắc căn bệnh Parkinson nguy hiểm
Người trẻ nhất thế giới lập kỷ lục tới 196 nước ở tuổi 24 / Những quán bún riêu cua lâu đời, ngon có tiếng ở Hà Nội
Dữ liệu từ Viện Quốc gia về Sức khỏe Hoa Kỳ (NIH) cho thấy, hàng năm, khoảng 50.000 người ở Mỹ biết rằng họ bị bệnh Parkinson. Đây là một rối loạn của hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng tới chức năng vận động và khiến họ dễ gặp phải các vấn đề về thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thấu hiểu một cách trọn vẹn và chính xác nguyên nhân gây bệnh Parkinson. Nhưng họ đã xác định được một số yếu tố nguy cơ có thể khiến một người mắc căn bệnh nguy hiểm này. Đó là tuổi tác, giới tính và yếu tố di truyền. Tuy nhiên, việc xác định từ sớm những người có khả năng mắc bệnh Parkinson vào một thời điểm nào đó trong đời vẫn còn là thử thách lớn đối với các nhà khoa học.
Rối loạn giấc ngủ trên được gọi là RBD bởi nó xuất hiện trong giai đoạn REM của giấc ngủ - còn gọi là giai đoạn ngủ mơ - trong đó, cơ thể của một người tạm thời ở trạng thái tê liệt cơ.
Nhóm nghiên cứu gia của Đại học McGill ở Montreal (Canada) đã quyết định tìm hiểu xem liệu một yếu tố cụ thể - đó là RBD, chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM (giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh - ngủ mơ) - có thể dự báo nguy cơ mắc bệnh Parkinson không.
Rối loạn giấc ngủ trên được gọi là RBD bởi nó xuất hiện trong giai đoạn REM của giấc ngủ - còn gọi là giai đoạn ngủ mơ - trong đó, cơ thể của một người tạm thời ở trạng thái tê liệt cơ. Việc không thể cử động, di chuyển trong giai đoạn REM của giấc ngủ ngăn người đó thực hiện các hành động như trong giấc mơ và nhờ thế, họ thoát khỏi nguy cơ gây tổn hại cho chính mình hoặc người xung quanh.
Những người mắc chứng RBD không có được trạng thái tê liệt cơ tạm thời. Điều này đồng nghĩa với việc họ thực hiện các động tác, hành vi y như trong giấc mơ mà không hề hay biết mình đang làm như vậy.
Nghiên cứu khoa học từng chỉ ra rằng, nhiều người bị RBD sau đó mắc bệnh Parkinson. Vì thế, nhóm các nhà nghiên cứu Đại học McGill quyết định tìm hiểu xem liệu chẩn đoán RBD có giúp dự đoán chính xác nguy cơ mắc Parkinson không.
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Ron Postuma, lý giải, việc coi rối loạn giấc ngủ RBD là dấu hiệu dự báo chuẩn xác nguy cơ mắc Parkinson, trong tương lai, cho phép chuyên gia nhận diện những người có nguy cơ cao. Từ đó, cung cấp cho họ những liệu pháp thử nghiệm có tác dụng trì hoãn hoặc ngăn ngừa giai đoạn khởi phát của căn bệnh thoái hóa thần kinh đáng sợ này.
Tiến sĩ Ron Postuma, lý giải, việc coi rối loạn giấc ngủ RBD là dấu hiệu dự báo chuẩn xác nguy cơ mắc Parkinson.
Chi tiết nghiên cứu của nhóm khoa học gia Đại học McGill
Để thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa hai căn bệnh, các nhà khoa học đã làm việc với 1.280 bị rối loạn hành vi giấc ngủ REM tại 24 trung tâm của International RBD Study Group.
Những người này được đánh giá về chức năng vận động, khả năng nhận thức, khả năng cảm thụ qua các giác quan trong một số năm nhất định. Sau giai đoạn 12 năm tiếp theo, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, 73,5% số người trên mắc bệnh Parkinson.
Hơn nữa, những người tham gia nghiên cứu bắt đầu trải nghiệm các vấn đề về chức năng vận động trong giai đoạn này tăng nguy cơ mắc Parkinson hoặc các bệnh liên quan lên gấp 3 lần, trong đó có sa sút trí tuệ thể Lewy (một trong những dạng phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ, chỉ đứng sau bệnh Alzheimer).
Ngoài ra, nguy cơ cao cũng được tìm thấy ở những người bị suy yếu chức năng nhận thức hoặc bắt đầu gặp một số vấn đề liên quan tới khứu giác.
Các phát hiện trên đã xác nhận rằng, sự hiện diện của RBD thực sự là dấu hiệu dự báo mạnh mẽ nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Không những thế, do nghiên cứu được tiến hành tại các trung tâm ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á nên kết quả trên cũng đúng với nhiều dân số khác nhau.
Tiến sĩ Postuma nhấn mạnh: "Chúng tôi xác nhận rằng nguy cơ mắc Parkinson rất cao ở những người bị rối loạn hành vi giấc ngủ REM và đã phát hiện nhiều dấu hiệu dự báo mạnh mẽ về tình trạng tiến triển bệnh này.
Một dạng đánh giá nguy cơ nhanh chóng hơn và tiết kiệm hơn
Không giống phương pháp thông thường khi đánh giá nguy cơ mắc bệnh Parkinson có tên là "dopamine transporter imaging" (tạm dịch: tạo ảnh chất vận chuyển dopamine), cách đánh giá hiện tại không hề đắt đỏ và rất dễ áp dụng.
Tạo ảnh chất vận chuyển dopamine – theo lý giải của Tiến sĩ Postuma và đồng nghiệp là cách đánh giá mức độ toàn vẹn của hệ thống dopamine, thường bị tổn hại khi một người bị bệnh Parkinson và Parkinsonism – hội chứng gây ra một số triệu chứng của bệnh Parkinson bên cạnh triệu chứng của một số rối loạn khác. Tuy nhiên, xét nghiệm này vô cùng phức tạp và đắt đỏ. Ngược lại, đánh giá yếu tố nguy cơ như trong nghiên cứu trên vừa nhanh vừa tiết kiệm chi phí.
Tiến sĩ Postuma nhấn mạnh: "Chúng tôi xác nhận rằng nguy cơ mắc Parkinson rất cao ở những người bị rối loạn hành vi giấc ngủ REM và đã phát hiện nhiều dấu hiệu dự báo mạnh mẽ về tình trạng tiến triển bệnh này. Khi những biện pháp biến đổi bệnh mới đang được phát triển để điều trị bệnh Parkinson và các bệnh liên quan, những bệnh nhân này là ứng viên lý tưởng cho các thử nghiệm bảo vệ thần kinh".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!
Mẹ chồng rình rập giữa đêm, sốc nặng khi phát hiện sự thật động trời về cô con dâu "ăn bám"
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích