Đời sống

Rước bệnh vào người khi ăn thịt tích trữ lâu ngày trong ngăn đá tủ lạnh

Nhiều bà nội trợ thường có thói quen tích trữ thịt trong ngăn đá tủ lạnh để ăn dần tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng không nên làm vậy vì dễ rước bệnh vào người.

5 thói quen đi tiểu khiến bạn rước bệnh vào thân, bỏ ngay trước khi quá muộn / Luộc trứng theo những cách dưới đây không khác gì rước bệnh vào nhà

Cuộc sống bận rộn và nhiều bà nội trợ lựa chọn việc chuẩn bị thực phẩm cho cả gia đình trong một tuần, hai tuần thay vì việc đi chợ hàng ngày. Việc này giúp các bà nội trợ tiết kiệm thời gian hơn tuy nhiên lại dẫn đến một vấn đề quan trọng, đó là việc bảo quản thịt và các thực phẩm khác lâu ngày trong tủ lạnh.

Phương pháp bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể giúp ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thịt tươi lâu, không bị bốc mùi. Tuy nhiên, không có nghĩa là thịt cứ để trong tủ lạnh sẽ an toàn 100%

Thường xuyên ăn thịt đông lạnh dễ mắc nhiều bệnh

Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%. Người thường xuyên ăn loại thịt này về lâu dàidễ gây ngộ độc, hoặc bị đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là sốt cao…

Việc tích trữ thịt trong ngăn đá tủ lạnh lâu ngày sẽ gây ra nhiều bệnh nếu thường xuyên ăn. Ảnh minh họa

Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng mỗi lần cấp đông thịt chỉ được lưu trữ tối đa 4 tháng và những loại thịt được đông lạnh hay đóng băng quá thời gian trên đều không được phép tiêu thụ hay sử dụng.Cụ thể, dù thực phẩm không bị hư hại nhưng thời gian cấp đông quá lâu cũng mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết như các loại vitamin nhóm B, khoáng chất như sắt, kẽm, magie,…; và nhiều protein trong thịt cũng bị phân hủy, biến chất, hay còn gọi là thịt “chết”.

Không chỉ vậy việc cấp và rã đông thịt khiến các tinh thể nước đá bên trong thịt to ra các cạnh sắc nhọn của nó có thể đâm toạc màng tế bào làm miếng thịt bị thất thoát nhiều nước cốt khi rã đông. Chính vì lẽ đó người dùng sẽ cảm thấy khi nấu thịt ra nhiều nước dễ bị dai, nhạt vị,…. Lượng chất dinh dưỡng được giữ lại trong thịt cũng giảm, thậm chí một số còn có tác động xấu đến sức khỏe.

Việc bảo quản và đông lạnh thịt ở nhiệt độ cực thấp sẽ ức chế vi khuẩn trong thịt dù để lâu cũng không gây hại lớn cho cơ thể. Nhưng nếu trong quá trình đông lạnh thịt được rã đông và sau đó bị đóng băng một lần nữa rất dễ khiến thịt bị nhiễm khuẩn. Khi đó vi khuẩn không bị ức chế ở môi trường nhiệt độ thấp; khi đi vào cơ thể con người sẽ phát tác độc tính.

Đặc biệt là khi rã đông, một số tế bào mô bị tổn thương sẽ có một lượng lớn protein và nước trong tế bào; việc này khiến các vi khuẩn bùng phát nhanh chóng; rất dễ tạo ra các chất có hại khiến cơ thể nhiễm độc sau khi ăn.

Lưu ý để bảo quản thịt đúng cách

Dù cất thịt sống vào ngăn mát hay ngăn đá trong tủ lạnh đều phải bọc thịt thật kỹ để giữ được độ tươi ngon và bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Nếu cho thịt vào ngăn đá cần bọc kín thịt nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị. Khi bọc thịt, cần chú ý bọc thật chặt để tránh không khí lọt vào bên trong, để thịt không có nhiều lớp đá bám vào.Khi để thịt trong ngăn mát, cần giữ nhiệt độ trong tủ khoảng 2 độ C. Đối với ngăn đông, nhiệt độ phải xấp xỉ mức -25 độ C.

Đối với thịt đã nấu chín nếu muốn dự trữ thì nên cho vào các hộp đựng nhỏ và đậy kín nắp.Không đặt những hộp đựng thịt chín gần với những phần thịt sống để ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn.Kể cả thịt chín hay sống dù để ngăn mát hay đá đều chỉ để trong thời gian nhất định không nên để lâu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm