Sai lầm của bố mẹ khiến trẻ hay bị ốm
Cuối tuần làm món gà nấu nấm đậm vị, ngon cơm đãi cả nhà / Vết cháy trên bàn là bay biến nhờ những cách này
Ép trẻ ăn
Các bậc phụ huynh không nên ép trẻ ăn quá nhiều.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn con mình có sức khỏe tốt và phát triển nhanh. Chính vì điều đó cha mẹ thường ép con mình ăn nhiều. Nhưng ít ai biết rằng, điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày, và bé dễ bị các vấn đề về đường tiêu hóa như khó tiêu. Hệ tiêu hóa kém càng làm giảm sức đề kháng của trẻ và khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.
Hay cho bé ăn vặt
Các bậc phụ huynh nên nhớ đồ ăn vặt như snack, khoai tây chiên, xúc xích,… được các bé rất yêu thích có chứa rất nhiều chất phụ gia, nguy cơ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cao, sẽ gây ảnh hưởng đến đường ruột còn non yếu của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và gây suy giảm hệ miễn dịch.
Đồ ăn vặt cũng thực sự sẽ khiến trẻ mất cảm giác đói, không muốn ăn cơm và thức ăn nữa, lâu dần hình thành thói quen xấu không những khiến trẻ biếng ăn mà còn chậm tăng cân và phát triển chiều cao.
Ngủ không đủ giấc và chất lượng kém
Ngủ không chỉ là thời gian để não nghỉ ngơi mà còn là thời gian để toàn bộ cơ thể trẻ hóa và phát triển thể chất của trẻ. Nhất là hiện nay nhiều cha mẹ có thói quen thức khuya nên trẻ cũng được cho đi ngủ muộn hơn.
Chính vì thói quen này sẽ dẫn đến thời gian ngủ không đủ và chất lượng giấc ngủ của trẻ kém, ức chế sự tiết hormone tăng trưởng, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến trẻ chán ăn, dễ bị cảm lạnh và ốm, ẩn chứa những nguy hiểm đối với trí thông minh, sự phát triển thể chất và sức khỏe.
Ủ ấm bé quá mức
Dù trẻ em có thân nhiệt thấp hơn người lớn và cần được giữ ấm, nhưng không có nghĩa là bé cần được ủ ấm quá mức, việc này thậm chí còn có thể gây bệnh cho bé, bởi bé chưa thể tự điều hòa thân nhiệt của mình tốt như người lớn nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, ủ quá ấm sẽ làm thân nhiệt bé tăng cao, dễ gây sốt, mồ hôi ra nhiều dễ dẫn đến cảm lạnh, viêm phổi…
Mặc quá nhiều áo với chất liệu len hay bông sẽ làm cho mồ hôi không toát ra bên ngoài được. Nó ứ đọng lại bên trong là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da. Vào ban đêm, trẻ mặc nhiều áo quần hoặc đắp nhiều chăn sẽ có thể ngủ không ngon giấc và luôn khó chịu. Hơn nữa, phải mặc quá nhiều quần áo, lúc nào cũng phải đội mũ, đeo tất chân tất tay, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, không thoải mái trong vận động.
Vì thế, trong mùa đông, các mẹ chỉ nên mặc đủ ấm cho trẻ, chọn các loại quần áo sao cho an toàn, thoải mái và giúp bé duy trì thân nhiệt.
Giữ trẻ trong nhà không đưa ra ngoài vì sợ lạnh
Giữ bé lâu ngày trong nhà chỉ làm con trở nên yếu ớt hơn là bảo vệ bé. Bé và cả người lớn trong nhà luôn cần được “hít thở khí trời” để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Khi đưa trẻ ra ngoài, mẹ nên cho bé mặc quần áo vừa đủ ấm, thấm hút tốt, đội nón mỏng, đi tất và chú ý lau mồ hôi cho trẻ để tránh bị nhiễm lạnh.
Thời gian để đưa trẻ dạo chơi thích hợp nhất vào mùa đông là từ 9-10 giờ sáng và khoảng 15-17 giờ chiều. Những ngày trời rét đậm hoặc có mưa phùn, mẹ không nên bế bé ra ngoài. Đồng thời, mẹ vẫn cần thực hiện việc tắm nắng cho trẻ vào mùa đông ở những khung thời gian trên trong khoảng 15-20 phút.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc