Đời sống

Sau tuổi 50, vì sao làm việc vất vả cả ngày mà đêm đến vẫn không thể ngủ?

Đa số người cao tuổi đều rơi vào tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Trước đám cưới rủ chồng thi bằng lái ô tô nhưng anh nhất quyết từ chối, chuyện phía sau khiến tôi hoang mang mất ngủ / Những thực phẩm trị mất ngủ hiệu quả

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người cao tuổi mất ngủ. Chẳng hạn do giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức, thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng khi cơ thể bị lão hóa, các bệnh lý,…

4 nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người cao tuổi

Gây rối loạn giấc ngủ tiên phát

Phổ biến nhất là chứng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì) hoặc các hiện tượng chân tay tự cử động về đêm, gây thức giấc.

Gây rối loạn giấc ngủ thứ phát

Nổi bật nhất là chứng đau do các bệnh cơ xương khớp (thoái hóa khớp, loãng xương…). Cơn đau tăng lên lúc nửa đêm về sáng, khiến bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp.

Bên cạnh đó, một số bệnh lý như thiếu máu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm, khó thở cũng là nguyên nhân gây mất ngủ.

Bệnh lý tâm thần kinh

Trầm cảm ở người cao tuổi là một trong những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân thường khó bắt đầu giấc ngủ, hay bị thức giấc sớm, có hiện tượng ngủ ngày.

Một số rối loạn tâm thần khác như lo âu quá mức, ám ảnh về tai nạn, sa sút trí tuệ cũng là nguyên nhân gây mất ngủ.

Dược phẩm

Người cao tuổi nếu dùng các loại thuốc như thuốc hạ huyết áp Methyldopa, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc điều trị bệnh thần kinh, thuốc có chứa corticoid,… dễ gây tác dụng phụ là mất ngủ.

Ảnh minh họa.

Cách khắc phục chứng mất ngủ ở người già

Không phải lúc nào mất ngủ cũng cần dùng đến thuốc. Người cao tuổi có thể áp dụng các biện pháp chữa mất ngủ sau:

- Tập luyện thể dục mỗi ngày với những bài tập phù hợp với sức của mình và tránh tập sau 6 giờ tối.

- Cố gắng loại bỏ hết mọi điều khiến bạn lo lắng, tạo cho mình cảm giác thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần trước khi đi ngủ.

- Tạo môi trường thư giãn, yêu tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện hạn chế ánh sáng, tiếng ồn và duy trì nhiệt độ phòng phù hợp.

 

- Tắm nước ấm trước khi đi ngủ để làm tăng nhiệt độ cơ thể giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.

- Tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ.

- Không nên nằm nán lại trên giường quá lâu sau khi thức dậy.

- Hạn chế sử dụng đồ ăn thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm