Đời sống

Sự thật về công dụng của đai nịt bụng: Chị em ham dùng có ngày hại thân

Đai nịt bụng được quảng cáo sẽ giúp chị em sở hữu vòng 2 thon gọn mà không cần ăn kiêng, tập thể dục. Tuy nhiên, tác dụng của chúng có phải như vậy.

Màu sắc nước tiểu tiết lộ tình hình sức khỏe của bạn / Những thói quen buổi sáng cực tốt cho sức khỏe, ai cũng có thể làm được

Vòng 2 ngấn mỡ khiến nhiều chị em cảm thấy thiếu tự tin khi diện những bộ đồ bó sát cơ thể. Việc tập luyện, ăn kiêng để có được một vòng eo thon gọn, không mỡ thừa lại là chuyện chẳng hề đơn giản.

Vài năm trở lại đây, đai nịt bụng đã trở thành món đồ được chị em ưa chuộng. Chúng được thiết kế như miếng gen hoặc khăn quấn chặt quanh eo để tạo áp lực lên vùng bụng. Sản phẩm này được quảng cáo là "trợ thủ đắc lực" của phái đẹp trong việc giảm mở bụng, giúp chị em nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Thậm chí có người tin rằng chỉ cần dùng đai nịt bụng, vòng 2 cũng sẽ đẹp như mơ mà chẳng cần ăn uống kiêng khem hay vất vả tập thể dục.

Tuy nhiên sự thật hoàn toàn ngược lại.

dai-nit-bung-01
Ảnh minh họa

Ngoài việc phẫu thuật thẩm mỹ để loại bỏ mỡ thừa, cách duy nhất đểu "tiêu mỡ" trong cơ thể chính là vận động kết hợp với việc tính toán lượng calo đầu vào sao cho hợp lý. Khi lượng calo tiêu thụ lớn hơn lượng calo nạp vào thì chất béo dự trữ sẽ được tiêu hao để tao ra năng lượng cho cơ thể duy trì các hoạt động sống, nhờ đó giúp giảm mỡ thừa.

Đai nịt bụng không thể đưa cơ thể vào trạng thái tiêu hao calo. Sử dụng đai siết chặt xung quanh vùng bụng, người dùng có thể cảm thấy nhanh no khi ăn uống bởi chiếc đai tạo áp lực chèn lên dạ dày, lâu dần sẽ dẫn tới giảm cân. Việc này khiến số đo toàn thân giảm chứ không riêng vòng 2.

Hơn thế, dùng đai nịt bụng còn có thể gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chị em.

Đai nịt bụng không có tác dụng giảm mỡ

BS Ngọc Kha (BV Thể thao), việc sử dụng các phương pháp quấn băng dính, đeo đai nịt bụng… chỉ có tác dụng làm nóng tại chỗ, tăng tuần hoàn, giãn mạch khiến mồ hôi thoát ra nhanh hơn. Còn những việc này không phải để làm tan mỡ, hay thu gọn vùng bụng.

Việc sử dụng một vật dụng siết chặt quanh bụng khiến các cơ hô hấp bị ép chặt từ bên ngoài, thể tích khoang bụng thu hẹp, gây khó khăn cho hô hấp.

 

Đai nịt bụng tạo áp lực lên khoang bụng và có thể gây tổn thương đến nội tạng.

Đai nịt bụng tạo áp lực lên khoang bụng và có thể gây tổn thương đến nội tạng.

Đai nịt bụng làm ảnh hưởng tới cá cơ quan nội tạng bên trong cơ thể

Đi nịt bụng siết chặt tạo ra áp lực lớn đến dạ dày, làm thức ăn trong đó có thể bị trào ngược lên thực quản và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan khác trong đường tiêu hóa.

Việc trào ngược aixt lên thực quản gây ra ợ nóng, đầy bụng, chướng khí.

Người mắc hội chứng ruột kích thích hoặc không tự chủ được tiểu tiện nếu dùng đai nịt bụng sẽ làm tăng áp lực lên vùng ổ bụng khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.

Gan, lá lách và thận cũng có thể bị tổn thương khi sử dụng đai nịt bụng trong thời gian dài.

Đai nịt bụng làm ảnh hưởng tới cấu trúc xương, tác động đến phổi

Sử dụng đai nịt bụng lâu dài có thể làm thay đổi cấu trúc xương sườn, làm thể tích khoang bụng bị thu hẹp, siết chặt phổi. Điều này làm hô hấp trở nên khó khăn, khiến người ta cảm thấy khó thở, nhanh xuống sức. Những người có nhịp thở nhanh, không đều còn có thể gặp tình trạng thiếu oxy, ngất xỉu khi vận động liên tục.

 

Theo VnExpress, bác sĩ Lưu Quốc Khải, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cho rằng phụ nữ sau sinh nên hạn chế sử dụng đai nịt. Người sau sinh phải mất hơn nửa tháng để tử cung co lại bình thường, trường hợp sinh mổ phải mất đến 1,5 tháng. Sản phụ sử dụng đai nịt bụng trong thời gian này có thể gây đau vết mổ, vết mổ lâu lành.

Không nên sử dụng đai nịt bụng liên tục mỗi ngày. Chỉ dùng từ 1-2 tiếng trong ngày. Khi thắt cũng chỉ được để ở mức độ dễ chịu, không siết quá chặt. Lúc ngủ nên tháo ra.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm