Tác dụng của thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng
Những thực phẩm tốt, nhưng nên loại khỏi thực đơn buổi sáng / 6 loại thực phẩm này nếu không nấu chín kỹ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm
Có khoảng 40 loại vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần hấp thu. Cơ thể hầu như không thể tự tổng hợp được các vi chất dinh dưỡng mà cần phải được cung cấp hàng ngày thông qua các loại thực phẩm. Khi chế độ ăn nghèo nàn, đơn điệu thì sẽ dễ dẫn tới thiếu vi chất dinh dưỡng cung cấp cho nhu cầu cơ thể.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2 tỷ người chiếm tới 30% dân số hiện đang thiếu một hoặc kết hợp nhiều loại vi chất dinh dưỡng. Thiếu vi chất dinh dưỡng còn gọi là "nạn đói tiềm ẩn" vì các biểu hiện thiếu thường khó nhận biết và có thể phát triển thành bệnh hoặc hội chứng nhưng để lại hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực và trí lực, do đó làm giảm khả năng lao động và học tập. Thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân tiềm tàng của tình trạng ốm đau, bệnh tật và tử vong ở bà mẹ và trẻ em.
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cần thực hiện ăn uống đa dạng các thực phẩm, uống bổ sung các vi chất dinh dưỡng và thực hiện tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là việc chủ động đưa thêm một hay nhiều vi chất dinh dưỡng vào một số thực phẩm với hàm lượng nhất định mà cơ thể cần để phòng ngừa, khắc phục tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng của người dân trong cộng đồng.
Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào các thực phẩm thiết yếu được Trung tâm Copenhagen Consensus 2012 xếp loại là một trong những can thiệp có hiệu quả nhất, đồng thời được các tổ chức WHO, WFP, UNICEF, FAO và World Bank khuyến nghị thực hiện để giải quyết tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Hiện trên thế giới đã có nhiều nước bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm như Anh, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Singapore… Khu vực châu Á hiện nay có một số nước như Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Philippin… đã bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào dầu thực vật, muối, sữa, bột mì, đường….
Ở Việt Nam, Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm bắt buộc tăng cường I-ốt vào muối ăn, sắt và kẽm vào bột mì và vitamin A vào dầu thực vật. Người dân nên tìm mua và sử dụng các thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng (có ghi trên nhãn mác) và sử dụng trong bữa ăn hàng ngày thay cho các thực phẩm cùng loại không được tăng cường vi chất dinh dưỡng.
Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm cung cấp vi chất dinh dưỡng cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể và có tác dụng dự phòng tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng. Giải pháp này có hiệu quả cao và chi phí rất hợp lý cho người tiêu dùng. Các vi chất được tăng cường vào thực phẩm cần được hấp thu một cách hiệu quả và không làm ảnh hưởng tới cảm quan của thực phẩm, các đơn vị sản xuất có thể tận dụng công nghệ, cơ sở vật chất hiện có và mạng lưới phân phối ngay tại địa phương. Vì lợi ích mang lại của biện pháp này rất lớn nên đây được coi là một can thiệp y tế cộng đồng rất hiệu quả. Tuy nhiên, thực phẩm tăng cường vi chất cần được tiêu thụ một cách liên tục, hàng ngày và trên diện rộng thì mới có thể có hiệu quả như mong muốn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết
Ảnh minh họa