Tại sao không nên ăn rau muống mùa lạnh?
Mùa lạnh không phải là chính vụ của rau muống nên việc phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) mới có thể giúp rau phát triển. Do đó, việc làm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Những người không nên ăn mì chính nếu muốn tốt cho sức khỏe / Những người không nên ăn gừng
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Con dâu bị mẹ chồng móc mỉa "đồ rẻ tiền", bất ngờ tung sự thật động trời khiến bà sững sờ
Sáng sớm, một câu nói cay nghiệt từ mẹ chồng khiến cả nhà chấn động: "Cầm lấy mà đi gửi xe!"
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Cột tin quảng cáo
Không ăn nông sản trái vụ
Nếu như trước kia, rau muống chỉ xuất hiện vào chính vụ là mùa hè thì ngày nay, loại rau này có quanh năm, thậm chí xanh mướt, lá to, cuống thẳng rất ngon mắt.
Không những dễ ăn, ngon, mà loại rau này còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Hòa - PGĐ Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) cho biết, những tác dụng đó của rau muống chỉ có khi không có sự tác động nào từ các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) do con người mang lại.
Theo bà Hòa, hiện nay rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu… Đặc biệt, vì là loại rau chỉ có trong mùa hè nhưng nay hầu như đang có quanh năm, kể cả giữa mùa đông nên việc sử dụng các hóa chất độc hại để thúc rau phát triển là gần như 100% (trừ những cơ sở trồng rau sạch, có kiểm soát).
"Nếu không sử dụng hóa chất cho rau muống trong mùa lạnh, rau không thể sống được, nếu có, lá nhiều sâu, thân khô, cuống cỗi và có vị chát", chuyên gia nông nghiệp này nói.
Đưa ra lời khuyên cho các gia đình, PGĐ Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững nói: Chỉ nên ăn rau quả theo mùa, vào lúc thị hoạch rộ. Nếu ăn rau quả trái mùa có hóa chất vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
“Tuyệt đối không nên vì thèm rau muống mà ăn giữa mùa đông; hay đi ăn củ cà rốt giữa mùa hè. Mùa này là mùa của các loại rau cải và các gia đình nên thay rau cải cho rau muống”, bà Hòa khuyên.
Cách nhận biết rau quả an toàn
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, rau củ quả ở Hà Nội khá dồi dào và đa dạng, tuy nhiên đây cũng là điều kiện cho các loại sâu bệnh phát triển. Vì thế, việc dùng các hóa chất bảo vệ thực vật cho rau quả là vấn đề tồn đọng trong nhiều năm qua.
Đáp ứng nhu cầu ăn rau sạch của nhiều gia đình, đã có không ít cơ sở trồng rau hữu cơ an toàn ra đời. Thế nhưng, người tiêu dùng vẫn tỏ ra băn khoăn về cách phân biệt loại rau này với rau có chứa hóa chất BVTV.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hòa cho biết: Rau hữu cơ an toàn là loại rau giữ đúng đặc tính an toàn vốn có của nó. Hàm lượng hóa chất độc hại và mức độ nhiễm các vi sinh vật gây hại ở loại rau này luôn thấp hơn giới hạn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường.
Theo đó, chuyên gia này tư vấn, đa số các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng hoặc màu xanh chuẩn của từng loại rau. Nó không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học bởi màu xanh đậm là màu xanh dư đạm, thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và gây hại sức khỏe người tiêu dùng; Lá rau hữu cơ dày, cứng, phiến lá ngắn và cân đối, thân cây gầy, rắn, cảm giác khô.Ngoài ra, rau hữu cơ thường rất giòn, thơm tự nhiên; thân, lá không tích nước nên khẳng khiu. Tuy nhiên, khi bảo quản ở nhiệt độ phòng, rau hữu cơ thường không hỏng trong một vài ngày, trong khi đó, rau có hóa chất thường “tóp” nhanh.
Một điểm chú ý của loại rau này được bà Hòa nhấn mạnh, do thời gian và vốn đầu tư trồng rau lớn, thời gian thiết lập trang trại lâu (3-5 năm để cải tạo đất và kiến tạo hệ sinh thái lành mạnh cho cây trồng) nên sản phẩm hữu cơ luôn có giá cao hơn rất nhiều so với rau trồng thông thường.