Tám vấn đề bị hiểu sai về bệnh tiểu đường
Gầy ốm vẫn có thể bị tiểu đường / 9 thực phẩm là thuốc độc với người bệnh tiểu đường: Muốn sống tiếp thì đừng động đũa
Người bị tiểu đường rất cần chú trọng đến dinh dưỡng và thực phẩm
Người bệnh tiểu đường và rượu
Người bệnh thích uống rượu có thể cho phép uống một lượng nhỏ, ví dụ mỗi ngày uống 100 - 150ml rượu vang. Không cổ vũ uống rượu mạnh. Ngoài ra cần chú ý, nếu uống rượu lúc đói sẽ khiến người bệnh đang uống thuốc thúc đẩy tiêu hoá hoặc sử dụng insulin xảy ra tình trạng hạ đường huyết, vì thế phải vừa uống vừa ăn. Uống một chút bia vừa phải có thể làm ấm mạch máu và tỳ vị. Ngoài ra, cần chú ý, sau khi thời tiết chuyển lạnh không nên uống.
Chế biến món ăn cho người bệnh
Người bệnh nên chọn thực phẩm ít dầu, ít muối, thanh đạm. Không nên cho rằng rau xào nhiều dầu, nửa mặn nửa chay thì chỉ ăn rau sẽ không sao. Cần chú ý, khi xào rau dùng ít dầu, chế biến món ăn nên luộc, hấp, nhúng, trộn, kho là chủ yếu. Tốt nhất nên dùng dầu thực vật, cố gắng giảm thiểu những buổi tiệc tùng.
Quan niệm ăn nhiều thức ăn, ăn ít cơm là sai
Có người cho rằng thịt là protein, cơm mới là đường, vì vậy, ăn nhiều thịt không thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Thực ra không phải như vậy, thịt vào trong cơ thể cũng có thể chuyển biến thành đường và cung cấp mỡ.
Dinh dưỡng hợp lý giúp phần đẩy lùi bệnh tiểu đường
Ăn đúng giờ, đủ lượng
Ăn uống cần có quy luật, một ngày ít nhất ăn ba bữa, hơn nữa phải đúng giờ, đúng lượng, giữa hai bữa cách nhau 4 - 5 tiếng đồng hồ. Bệnh nhân tiêm insulin hoặc dễ hạ đường huyết nên ăn thêm 2 - 3 bữa phụ ngoài ba bữa chính, tức là trong lượng thức ăn của ba bữa chính, sẻ ra một phần dành cho bữa phụ, đây cũng là cách hiệu quả để tránh hạ đường huyết.
Không nên tin vào loại bánh quy không đường
Trên thị trường có các loại bánh quy không đường, có nghĩa là không cho đường, nhưng bánh quy hầu như được làm từ ngũ cốc, là loại thực phẩm chứa nhiều đường, bên cạnh đó cũng sinh ra nhiệt lượng, cho nên không được ăn nhiều.
Ăn nhiều bữa không có nghĩa là tăng lượng
Chúng tôi khuyên người bệnh nên ăn vừa phải và chia làm nhiều bữa, nhưng có những người bệnh hiểu lầm rằng ăn nhiều bữa là phải tăng thêm lượng, việc này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Thậm chí có những người còn coi đồ ăn vặt như lạc, hạt dưa... là bữa phụ, những đồ ăn này chứa nhiều dầu, càng không nên dùng nhiều.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp để bệnh tiểu đường không có cơ hội tái phát
Lựa chọn các loại hoa quả có chỉ số đường thấp
Hoa quả chủ yếu chứa đường trái cây, vị ngọt rõ rệt, nhưng chỉ số sinh đường (là tốc độ và khả năng tăng lượng đường trong máu sau khi ăn mỗi một loại thực phẩm) không cao, hơn nữa hoa quả giàu vitamin, muối vô cơ và chất xơ thực vật. Người bệnh có lượng đường trong máu giảm đến mức bình thường và ổn định trong một thời gian có thể dùng, nhưng tốt nhất là có định lượng thích hợp và chọn các loại hoa quả có chỉ số sinh đường không cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đời bạc tình thì tôi cũng bạc nghĩa, chỉ sau một cú điện thoại cả nhà chồng tôi phải ra đường sống...
Mâm cơm ngày giỗ bố và hành động bất ngờ của mẹ chồng khiến tôi nghẹn ngào
Top 4 con giáp bứt phá thu nhập sau Tết Dương 2025, ai cũng trầm trồ ngưỡng mộ
Ngày cuối năm 2024: 4 tuổi đằng Đông hốt bạc, đằng Tây gom vàng, tiền bạc ùn ùn kéo đến cửa
Những nốt ruồi 'vàng' này chính là bản đồ chỉ đường đến thành công và tài lộc, bạn có sở hữu không?
Đem 20 triệu đến cho mẹ chồng trả viện phí, tôi sững người khi nghe được cuộc trò chuyện của bố mẹ chồng