Đời sống

Tất cả những gì bạn cần biết về bệnh ung thư da

Ung thư da là một trong các ung thư khá dễ chẩn đoán nên bạn cần khi khám sớm khi có dấu hiệu bất thường.

Tác dụng của măng cụt đối với sức khỏe và những lưu ý khi ăn / Dấu hiệu cảnh bảo sức khỏe bạn phải đi khám ngay

Ung thư da là gì?

Tất cả những gì bạn cần biết về bệnh ung thư da

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Ung thư da là một trong các ung thư thường gặp và khá dễ chẩn đoán. Ung thư da (không kể ung thư hắc tố) là các ung thư xuất phát từ biểu mô da che phủ mặt ngoài cơ thể, gồm nhiều lớp tế bào. Lớp tế bào đáy sinh ra ung thư tế bào đáy, lớp tế bào vảy sinh ra ung thư biểu mô vảy. Các tuyến phụ thuộc của da như tuyến mồ hôi, tuyến bã sinh ra ung thư tuyến mồ hôi, tuyến bã…

Ung thư da hay gặp ở người da trắng, chủ yếu ở người già, nam nhiều hơn nữ. Bệnh thường xuất hiện ở vùng da hở với tỷ lệ 90% ở vùng đầu mặt cổ. Tỉ lệ mắc ung thư da ở Việt Nam vào khoảng 2,9-4,5/100.000 dân.

Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư da

Triệu chứng điển hình

Ung thư da có một số triệu chứng điển hình như:

 

Đau và ngứa: Nếu bạn cảm thấy ngứa dai dẳng, cảm giác đau ở vùng da nào đó, hay thậm chí chỉ là những nốt mẩn đỏ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư da.

Chảy máu, viêm loét: Bình thường những vết loét trên da có thể khỏi sau một thời gian hoặc sau khi sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ. Tuy nhiên nếu trên bề mặt da của bạn gặp phải hiện tượng viêm loét, chảy máu diễn ra thường xuyên thì đây là một trong những triệu trứng của bệnh ung thư da mà bạn cần hết sức đề phòng.

Gia tăng đột ngột về số lượng, tính chất nốt ruồi thay đổi: Nhìn vào những thay đổi của nốt ruồi bạn có thể biết được vùng da của mình có bị ung thư hay không.

Những thay đổi của nốt ruồi cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư là: Nốt ruồi có sự bất đối xứng, đường viền nốt ruồi thay đổi. Bên cạnh đó bạn nhìn vào màu sắc của nốt ruồi cũng có sự thay đổi. Đối với những nốt ruồi bình thường lành tính thì thường có màu đồng nhất, tuy nhiên khi bạn thấy theo thời gian nốt ruồi có sự thay đổi mà sắc thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nốt ruồi ác tính có khả năng phát triển thành tế bào ung thư. Ngoài ra khi bị ung thư da thì đường kính nốt ruồi cũng tăng lên đáng kể.

Triệu chứng của ung thư tế bào đáy ở da

 

Ung thư tế bào đáy thường gặp ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng như cổ hay mặt. Một số dạng thường gặp là:

Nốt hay bướu nhỏ như hạt ngọc trai có màu vàng sáp, đỏ

Tổn thương dạng loét hay sẹo trơn nhỏ có màu đỏ nâu

Ung thư tế bào đáy của da thường gặp ở mắt

Ung thư tế bào đáy của da, xuất hiện ở vùng mắt - thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

 

Triệu chứng của ung thư tế bào gai ở da

Loại này thường xuất hiện ở vùng da có tiếp xúc với ánh nắng như mặt, lỗ tai và bàn tay. Tuy nhiên người có làn da ngâm sẽ dễ phát bệnh ở các vị trí ít tiếp xúc với nắng. Một số triệu chứng như:

Xuất hiện các nốt chắc, đỏ ở da

Tổn thương loét trơn với bề mặt đóng vảy hay đóng mày
Ung thư tế bào gai ở da thường gặp ở môi, lỗ tai

Ung thư tế bào gai ở da thường gặp ở những nơi tiếp xúc với ánh nắng nhiều như môi, lỗ tai

 

Triệu chứng của ung thư tế bào hắc tố da

Ung thư tế bào hắc tố da có thể xuất hiện ở bất kì nơi nào trên cơ thể, hay nói cách khác là dù vùng da thường hay ở nốt ruồi đều có thể tiến triển thành ung thư da. Ung thư tế bào hắc tố thường thấy ở mặt hay thân mình ở nam giới. Ở phụ nữ, loại ung thư này thường thấy ở phần thấp ở chân. Và cả nam giới lẫn nữ giới đều có thể bị ung thư này ở những vùng còn lại trên cơ thể, ngay cả những vùng không ra nắng nhiều.

Ung thư tế bào hắc tố da có thể bị trên bất kì da nào. Ở người da đen, bệnh có khuynh hướng xuất hiện ở bề mặt gan bàn tay hay bàn chân, hoặc ở mặt trong ngón tay hay ngón chân, phần ít tiếp xúc với ánh nắng.

Dấu hiệu đầu tiên của ung thư tế bào sắc tố da

Dấu hiệu đầu tiên của ung thư tế bào hắc tố da thường là nốt ruồi bị thay đổi về kích thước, hình dạng và màu sắc

 

Các triệu chứng bao gồm:

Những chấm to màu nâu hay những đốm sậm màu ở da.

Nốt ruồi bị biến đổi về màu sắc, kích thước hay gây chảy máu.

Tổn thương loét nhỏ với viền xung quanh bất thường, bên trong vết loét có màu đỏ, trắng, xanh hoặc xanh đen.

Những vết loét sậm màu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, các ngón tay hay ngón chân, hoặc ở trong miệng, mũi, vùng sinh dục hay hậu môn.

 

Cách phòng ngừa ung thư da

Bạn có thể phòng ngừa ung thư da bằng các cách sau:

Tránh tiếp xúc tối đa với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian 10h sáng đến 4h chiều, vì đây là thời điểm tia cực tím mặt trời mạnh nhất.

Nếu ra ngoài trời nắng, bạn nên mặc quần áo chống nắng, đội mũ rộng vành, bịt khẩu trang,đeo kính râm.

Nên bôi kem chống nắng ít nhất 15 phút trước khi ra ngoài, kem chống nắng phải có chỉ số SPF ít nhất là 15 và chỉ số PA hợp lý.

 

Hạn chế tiếp xúc với các chất hóa học gây ảnh hưởng cho da.

Bảo vệ da, tránh để da bị các tổn thương.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm