Thói quen sử dụng sai lầm khiến thớt chứa vi khuẩn gấp 200 lần bồn cầu
Sai lầm khi ăn trứng vịt lộn không những không tốt mà còn hại sức khỏe / 5 loại quả mẹ bầu không nên ăn kẻo nóng trong, khó tiêu, hại sức khỏe
Thớt vốn là vật dụng quen thuộc, không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Không những vậy, thớt đóng vai trò quan trọng từ việc chuẩn bị đồ ăn, thái thịt sống, thịt chín cho tới bóc tỏi, dập hành. Chính bởi vậy, vệ sinh thớt là điều cực kỳ quan trọng mà chúng ta cần chú trọng.
Tuy nhiên, chúng ta lại vô tình khiến thớt là vật dụng chứa nhiều vi khuẩn ngay trong gian bếp của mình vì những thói quen sử dụng này:
1. Dùng một thớt cho thịt và rau
Một cái thớt nhỏ có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với nhà vệ sinh. Đây là lý do tại sao bà nội trợ không nên thái các loại rau, củ dùng để trộn salad trên thớt cắt thịt. Sau khi thái thịt, thớt đã bị nhiễm khuẩn Salmonella và Campylobacter có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Vì vậy, mọi người nên chuẩn bị 2 thớt khác nhau để cắt rau và thái thịt trong nhà bếp của mình.
Ảnh minh họa.
2. Lơ là việc bảo quản thớt
Chuyên gia cảnh báo không nên dùng thớt quá lâu, từ 6 tháng đến một năm nên thay thớt một lần. Ngoài ra, đa số gia đình bố trí bếp ăn ở chỗ kín, không có nhiều ánh sáng nên thớt thường để những chỗ tăm tối, ẩm thấp, dễ bị nấm mốc, nhiễm khuẩn. Trong khi đó, ánh nắng mặt trời là nguồn diệt vi sinh vật hiệu quả. Vì vậy, khi thiết kế nhà, nên thiết kế cho ánh sáng trong bếp, thoáng khí để làm khô được đồ vật.
3. Rửa thớt bằng nước rửa bát
Hầu hết mọi người đều có thói quen dùng nước rửa chén bát để rửa thớt. Tuy nhiên, cách làm này hoàn toàn sai lầm. Nước rửa bát có thể làm sạch xoong, nồi, bát, đĩa… ngoại trừ thớt vì nó không đi sâu vào bề mặt thớt để làm sạch những chỗ cần thiết. Trong khi những vi khuẩn có hại có thể bám trên thớt để gây ra bệnh trong những lần chế biến đồ ăn tiếp theo.
Vì vậy, cách tốt nhất đó là ngâm thớt vào chất tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo chúng vô trùng và ngăn ngừa mọi nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.
Cách vệ sinh thớt đúng:
- Hỗn hợp chanh muối: Rải nước cốt chanh lên trên bề mặt thớt và một chút muối tinh lên trên. Dùng miếng chanh đó chà xát lên bề mặt thớt theo hình tròn, sau đó rửa lại thớt dưới vòi nước, dùng khăn khô thấm qua bề mặt.
- Giấm: Đổ giấm lên bề mặt khăn sạch và khô rồi lau lên mặt thớt. Giấm là dung dịch tẩy rửa mạnh có tác dụng khử mùi hôi, khử trùng và làm sạch thớt hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được