Đời sống

Thực phẩm không thể thiếu với những người thiếu máu, thiếu sắt

Để phòng ngừa nguy cơ thiếu sắt thiếu máu, hãy tích cực bổ sung sắt qua những thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày dưới đây.

5 loại thực phẩm cực hại nếu ăn vào buổi sáng, nhiều người vẫn ăn thường xuyên / Quên thịt bò thịt lợn đi, đây mới là những loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng, nhất là loại thứ 3

Đỗ

Các loại đỗ như đỗ tương, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh mang trong mình hàm lượng sắt dồi dào. Chúng cũng rất giàu molypden - một khoáng chất cần thiết cho việc hấp thụ sắt và phát huy chức năng enzym.

Tuy nhiên, chúng cũng chứa chất axit phytic có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Để giảm tỷ lệ chất axit phytic nên ngâm đỗ vào trong nước ấm qua đêm trước khi chế biến.

Thịt bò

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thịt bò là nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú, giúp cải thiện lượng Hemoglobin cho cơ thể. Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chứa mỡ. Trong 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1mg sắt tương đương 21% lượng sắt cần thiết.

Gan

Gan của các loài động vật như gà, lợn, bò đều chứa hàm lượng sắt cao. Trong 100g gan lợn cung cấp 12mg sắt, 100g gan gà cung cấp 10mg sắt và 100g gan bò cung cấp 6,5mg sắt. Tuy nhiên, để loại bỏ phần nào các chất độc có thể tồn tại trong gan, cần rửa thật sạch, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn.

Trứng

 

Trứng có tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần như sắt, protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất. Do đó, trứng là loại thực phẩm giúp hạn chế nguy cơ thiếu dinh dưỡng, bổ sung sắt, tăng cường lượng máu đi nuôi cơ thể. Một lòng đỏ trứng cung cấp 0,4mg sắt.

Các thực phẩm ảnh hưởng hấp thu sắt

Một số thực phẩm cho người thiếu máu không chứa sắt nhưng khi ăn cùng với các loại thực phẩm giàu sắt có thể giúp tăng hấp thu sắt hơn. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt (có trong bưởi, cam, chanh, ổi, dâu tây, nhãn, quýt, ớt, cà chua...). Một cách khác để tăng hấp thu sắt từ nguồn gốc thực vật là ăn cùng thịt trong bữa ăn, thịt cũng là nguồn thực phẩm giàu sắt.

Một số loại thực phẩm ăn vào có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Uống cà phê hoặc trà khi ăn có thể làm giảm hấp thu sắt từ 50 - 60%. Phytat trong một số loại ngũ cốc, đậu đỗ, phosphat trong nước coca cola có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt. Calci cũng có thể làm giảm hấp thu sắt trong bữa ăn, tuy nhiên chỉ nhận thấy các ảnh hưởng khi bổ sung calci với hàm lượng cao hơn là với chế độ ăn giàu calci.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm