Đời sống

Tiền Giang: Nhà nào cũng có kho báu tiền tỷ, gai nhọn chi chít

Xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) trước là một vùng chuyên canh lúa, nhưng hạn hán, xâm nhập mặn khiến việc canh tác trở nên khó khăn. Chính vì vậy, khoảng 15 năm trước, bà con đã chuyển sang trồng sầu riêng. Giờ thì Tam Bình đã trở thành một vùng quê trù phú nhờ loại cây vua này.

Tuyên Quang: Hai chàng hotboy rủ nhau về quê "nghịch đất" trồng rau "5 không" / Hậu Giang: Trồng chanh không hạt, không những hết nghèo còn tiền tỷ tậu ô tô

Triệu phú nhiều không đếm xuể

Chiều muộn, khi cái nắng oi ả của ngày hè đã tắt, gió từ dòng sông Tiền thổi vào khiến cho không khí miệt vườn Tam Bình trở nên dịu mát, con đường làng lát bê tông phẳng lỳ chạy dài vòng quanh xóm, hai bên là những vườn sầu riêng cao vút, tỏa bóng mát rượi. Thấp thoáng trong vườn cây là những ngôi nhà vườn đặc trưng Nam Bộ khang trang và xinh đẹp.

Vừa kết thúc vụ thu hoạch sầu riêng bội thu, anh Đặng Văn Phi (sinh năm 1976) ở ấp Bình Chánh Đông (xã Tam Bình) đang cùng nhân công dọn dẹp lại vườn, chuẩn bị cho cây ra trái nghịch vụ.

Gắn bó với cây sầu riêng đã 12 năm nay, hiện gia đình anh Phi có 8.000m2 trồng sầu riêng. Riêng vụ vừa rồi, anh thu được 15 tấn, bán với giá bình quân 50.000 đồng/kg, anh có thu cả tỷ đồng.

o noi nay nha nao cung co kho bau tien ty, gai nhon chi chit hinh anh 1

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh thăm vùng chuyên canh sầu riêng Tam Bình và ấn tượng với quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất ứng phó với biến đổi khí hậu của người dân. Ảnh: AT.

"Trước nơi này là đất chuyên trồng lúa, nhưng do hạn hán, xâm nhập mặn nên việc sản xuất ngày càng khó khăn, bà con mạnh dạn chuyển sang trồng sầu riêng. Mấy năm nay, sầu riêng được giá nên cuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể" - anh Phi cho biết.

Để nâng cao thu nhập, anh Phi cũng như nhiều hộ nông dân trong xã mạnh dạn áp dụng kỹ thuật cho sầu riêng ra trái nghịch vụ. Giới thiệu với Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh một cây sầu riêng vừa được xử lý, anh Phi cho biết: "Nhà nông ở đây đã áp dụng kỹ thuật đậy mũ, siết nước, kích thích cho sầu riêng ra trái nghịch vụ từ lâu, vụ nghịch năng suất không cao nhưng bù lại giá bán luôn ở mức cao".

Được biết, sầu riêng vụ nghịch thu hoạch vào tháng 11, thương lái đến tận vườn thu mua với giá rất cao. "Nói chung, thị trường sầu riêng đang tốt, bà con không phải lo đầu ra" - anh Phi chia sẻ.

Ông Đặng Văn Lâm - Chủ tịch UBND xã Tam Bình khẳng định, cây sầu riêng đã mang lại những đổi thay mang tính toàn diện cho Tam Bình. "Hiện, toàn xã có 1.500ha sầu riêng, đưa Tam Bình trở thành một trong những vựa sầu riêng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long. So với những cây trồng khác, sầu riêng cho hiệu quả kinh tế gấp 5 - 7 lần, còn với lúa gấp đến 15 - 20 lần nên hầu như nhà nào trong xã cũng trồng sầu riêng. Nhờ loại cây mới này, hiện xã có đến 30% số hộ có thu nhập khá cao, còn hộ có thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm thì vô cùng nhiều. Hiện, thu nhập bình quân của xã đạt trên 52 triệu đồng/người/năm" - ông Lâm tiết lộ.

o noi nay nha nao cung co kho bau tien ty, gai nhon chi chit hinh anh 2

Anh Đặng Văn Phi, ấp Bình Chánh Đông (xã Tam Bình, Cai Lậy, Tiền Giang) kiểm tra vườn sầu riêng sau thu hoạch. Ảnh: AT

 

Ấn tượng với những thành quả mà chính quyền và người dân Tam Bình đạt được, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: Đây là một hình mẫu của quá trình chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, biến bất lợi (hạn, xâm nhập mặn) thành lợi thế, quy luật thuận thiên đã được vận dụng linh hoạt, sáng tạo và thành công".

Cán đích nông thôn mới

Sầu riêng không chỉ giúp người dân Tam Bình có cuộc sống ấm no mà còn giúp địa phương trở thành một trong những xã cán đích nông thôn mới sớm nhất tỉnh Tiền Giang. Theo đó,Tam Bình là mộttrong 4 xã đầu tiên của tỉnh Tiền Giang được công nhận đạt chuẩn và ra mắt xã nông thôn mới vào năm 2014. Năm 2018, Tam Bình là xã duy nhất của tỉnh đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích thực hiện Nghị quyết 26 của Trung ương về Tam nông (nông nghiệp – nông dân – nông thôn).

Hiện, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 3,34% (năm 2014 là 3,69%), vùng chuyên canh cây ăn trái đã mang lại cho người dân cuộc sống sung túc. Năm 2018, sản lượng trái cây các loại của Tam Bình đạttrên 50.000 tấn.

Ông Lâm cho biết, kinh tế phát triển nên việc vận dụng sức dân trong xây dựng nông thôn mới cũng trở nên thuận lợi, dễ dàng. Bà con không ngại góp công, của cùng nhà nước hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, giúp việc sản xuất, thông thương hàng hóa dễ dàng.

 

Năm 2018, nhân dân Tam Bình góp gần 2.000 ngày công nạo vét 31 tuyến kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất có tổng chiều dài gần 29.000 m với khối lượng đất đào đắp gần 3.000 m3. Ngoài ra, bà con còn đầu tư gần 900 triệu đồng xây dựng, sửa chữa và nâng cấp 17 tuyến đường nông thôn chưa kể phong trào hiến quỹ đất để phát triển giao thông, kiến thiết hạ tầng tại địa phương.Đến nay,100% tuyến đường nông thôn đều được lắp đặt các trụ đèn chiếu sáng, được lót đan, tráng nhựa phẳng phiu.

"Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng các tổ hợp tác để đẩy mạnh liên kết sản xuất, nâng cao, giữ vững thương hiệu cho sầu riêng Tam Bình, đưa nơi đây trở thành một vùng quê đáng sống, là điểm sáng trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh" - ông Lâm nói.

Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiên Giang, mô hình trồng sầu riêng ở Tam Bình là một thành công đáng ghi nhận trong quá trình chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu. Với năng suất khoảng 30 tấn/ha, giá bán từ 50.000 - 80.000 đồng/kg, mỗi ha sầu riêng đạt giá trị thu nhậpđến 1,2 tỷ đồng/ ha.
Hiện, diện tích sầu riêng chuyên canh toàn tỉnh Tiền Giang đạt 9.000 ha, tập trung tại hai địa phương trọng điểm là: huyện Cai Lậy và thị xã Cai Lậy.



1
Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm