Đời sống

Tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng dùng tỏi chữa bệnh theo cách này lại biến chúng thành chất độc, hậu quả đáng tiếc

Một số cách chữa bệnh sai lầm từ tỏi mà các chuyên gia Đông y đã từng gặp dưới đây là bài học xương máu cho mọi người.

Gừng rất tốt nhưng nếu ăn kiểu này sẽ tạo ra một loại độc tố, 'mở cửa' cho ung thư tấn công / Phụ nữ U30 chớ dại ăn nhiều 7 loại thực phẩm này nếu không muốn da dẻ nhăn nheo, sức khoẻ xuống cấp

Tỏi là gia vị rẻ tiền nhưng lại có công dụng chữa bệnh tuyệt vời như vậy nên nhiều người tự ý sử dụng để bôi đắp, điều trị một loạt bệnh theo những kinh nghiệm truyền miệng mà không tham khảo ý kiến chuyên gia. Điều này đã để lại những hậu quả đáng tiếc.

Tự dùng tỏi đắp vào chân để trừ ho chữa sốt

Thấy con mới 9 tháng tuổi bị ho, một bà mẹ đã tự ý dùng tỏi giã nhuyễn đắp vào chân con để chữa bệnh. Bã tỏi được đắp dưới chân con nguyên đêm, đến khi mở ra bà mẹ hoảng hồn khi chân con mình phồng rộp. Vết bỏng nặng, sâu, em bé phải nhập viện và tiến hành điều trị tích cực gần 2 tuần mới khỏi.

Trải qua sự việc đớn đau này, bà mẹ trẻ đã chia sẻ để cảnh tỉnh nhiều bậc phụ huynh trong việc tự ý chữa bệnh cho con. Nhất là các trường hợp tự ý đắp lá, bôi thuốc. Các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo, đây chính là con đường đưa con bạn rơi vào trường hợp nguy kịch mà nhiều người không hề hay biết.

VN_15c985e1fb89052019cd4385t09d4850f

Ảnh minh họa

Dùng tỏi để chữa nấm móng

Với đặc tính kháng khuẩn và chống nấm cực mạnh, nhiều người truyền tai nhau sử dụng tỏi tươi giã nát và đắp vào khu vực bị nấm móng. Từ việc này đã khiến một người phụ nữ 45 tuổi bị bỏng cấp độ 2 sau khi cho tỏi tươi lên vùng da xung quanh móng chân để chữa nấm móng. Ngón chân của cô bị đỏ ửng, phồng rộp sau 1 tháng dùng tỏi tươi chữa nấm móng bằng cách đắp mỗi ngày 4 giờ.

Đến khi người phụ nữ cảm thấy vùng nấm móng ngày càng trở nặng, vết loét trở bắt đầu lây lan nên cô đã đi khám. Khi đi khám, xung quanh ngón chân đắp tỏi tươi còn xuất hiện những mụn nước sưng đau. Vùng da trên ngón chân sau khi rửa sạch với nước thì bị vỡ mụn nước, lớp da trên vùng nấm móng bị trầy trợt. Phải mất đến hai tuần mới có thể chữa lành vết thương này, các bác sĩ khuyến cáo cô không được sử dụng tỏi tươi chữa nấm móng thêm lần nào nữa.

Chữa bệnh âm đạo từ tỏi theo phương pháp dân gian

Phụ nữ vì ngại chia sẻ những căn bệnh thầm kín mà đã không ít trường hợp nguy kịch khi tự ý chữa bệnh tại nhà. Với tỏi để chữa bệnh phụ khoa cũng được cho là phương pháp mà rất nhiều người áp dụng. Khi biết mình mắc bệnh, một người phụ nữ đã tự ý dùng sợi chỉ cột chặt tép tỏi, luồn vào âm đạo để qua đêm và rút ra khi tỉnh giấc vào sáng hôm sau. Quy trình này được lặp đi lặp lại trong vòng nhiều ngày và người phụ nữ sau đó khẳng định đã chữa khỏi viêm nhiễm phụ khoa, không còn cảm giác ngứa ngáy, chảy dịch bất thường nữa.

 

Các bác sĩ phụ khoa cho biết, tuy cách này có thể chữa khỏi bệnh, nhưng đây chỉ là may mắn. Nếu không may, có thể dẫn đến bỏng da, thậm chí bỏng sâu, tình trạng bệnh thêm nặng nề hơn. Muốn chữa bệnh bằng tỏi thì cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia Đông y để đúng liều lượng, đúng tình trạng bệnh, tránh hậu quả đáng tiếc.

Lạm dụng tỏi đen như “thần dược chữa bách bệnh”

So với tỏi trắng thông thường, tỏi đen có những sự khác biệt ưu việt. Cụ thể, nhờ quá trình lên men làm biến đổi thành phần hóa học trong tỏi, tạo ra những nhóm có nhiều tác dụng sinh học như flavonoid, polyphenol, thiosulfit, đặc biệt SAC có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, ức chế tế bào ung thư.

Theo thiếu tá, TS Vũ Bình Dương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng sản xuất thuốc, Học viện Quân y, cho biết công dụng của tỏi đen đã được các nước Nhật Bản, Hàn Quốc… nghiên cứu và sử dụng rất nhiều.

Tuy nhiên, theo TS Vũ Bình Dương, chỉ nên sử dụng 1 củ tỏi đen/ngày, tương đương 20g/ngày.

 

Nếu dùng nhiều hơn mức này sẽ gây kích thích tiêu hóa, bị tiêu chảy.

Những người thích hợp sử dụng tỏi đen đó người già yếu, người mới ốm dậy, người làm việc trong môi trường độc hại (như công nhân nhà máy hóa chất), người có nguy cơ bị mắc các bệnh ung thư cao như ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư gan… Việc dùng tỏi đen để phòng bệnh là nên làm nhưng cần theo hướng dẫn của bác sĩ, TS. Dương nhấn mạnh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm